- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm
DƯƠNG ĐỐI VƠI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Những thành tựu trong phát triển thủy sản Việt Nam đã giúp ngành này trở thành một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, mang lại giá trị hàng tỷ đô la trong những năm vừa qua. Năm 2014, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam: cá ngừ, cá da trơn, mực, bạch tuộc, tôm, và các loài nhuyễn thể hai vỏ khác. Thị trường xuất khẩu chính: Hoa Kỳ, Nhật Bản. EU, và Hàn Quốc.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Đơn vị: nghìn USD
2009 2010 2011 2012 2013 2014
3,611,181 4,110,094 4,941,645 4,868,035 5,349,970 6,335,519 Nguồn: Trade map Nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013. Nếu như năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 3,611,181 nghìn USD thì chỉ sau 5 năm tức năm 2013 kim ngạch này đã tăng 85% đạt mức 6,692,609. Trong vòng 5 năm qua sự phát triển của thị trường xuất khẩu thủy sản được chia ra làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 2009 –
2011, trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu thủy sản có tăng nhưng tăng chưa mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 13.82%. Nguyên nhân là do trong thời gian này nước ta mới gia nhập WTO hội nhập sâu rộng, nên chúng ta chưa hiểu rõ hết các quy định thông lệ đối với từng thị trường nên ngành thủy sản xuất khẩu của chúng ta gặp nhiều bất lợi. Giai đoạn thứ hai là từ 2011 – 2012, trong giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu thủy sản không tăng mà còn có xu hướng giảm nhẹ với 1.49%. Trong năm 2012 kinh tế Việt Nam gặp phải khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng từ năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng trở lại với tốc độ 9.9% và tốc độ năm 2014 là 18.42%.