Ứng phó của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 62)

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm

CHƯƠNG 3: ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

3.2.2. Ứng phó của doanh nghiệp

Người tiêu dùng Việt Nam hiện vẫn ưa chuộng hàng thủy sản tươi sống nên các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc thúc đẩy sản xuất hàng thủy sản đông lạnh, chế biến sẵn. Trong khi đó, các sản phẩm đông lạnh chỉ được tiêu thụ chủ yếu qua kênh siêu thị tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn.

Các sản phẩm không thể vào các chợ (kênh tiêu thụ chủ yếu hiện nay), bởi ở các chợ không được đầu tư phương tiện bảo quản các sản phẩm đông lạnh. Nếu đầu tư thì giá bán sẽ bị đội lên cao hơn. Để đưa sản phẩm thủy sản vào siêu thị là một cuộc cạnh tranh khốc liệt, bởi hầu hết các siêu thị đều nhận bán sản phẩm rất hạn chế (2-3 sản phẩm). Doanh nghiệp còn phải tự đầu tư trang bị hệ thống lạnh riêng cho sản phẩm. Ngoài ra, chi phí và chiết khấu của siêu thị khá cao, “ăn” vào giá thành sản phẩm làm giảm lợi nhuận.

Để giải quyết những khó khăn này, một vị chuyên gia thị trường cho rằng các doanh nghiệp thủy sản cần phải nghiên cứu nghiêm túc về nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, để có biện pháp thâm nhập và phát triển phù hợp nhằm gia tăng thị phần tiêu thụ nội địa. Sản phẩm thủy sản phải có chất lượng và hình thức không thua kém gì hàng xuất khẩu, giá cả hợp lý. Đồng thời, doanh nghiệp cần có mối liên kết với siêu thị để phát triển sản phẩm đảm bảo chất lượng cho người có thu nhập cao và có thể bán được với giá ổn định.

- Cải thiện chuỗi cung ứng bằng cách liên kết với các siêu thị, cửa hàng lớn và mở ra các cửa hàng đại diện nhằm cung cấp thủy sản tươi sống đến tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý.

- Đa dạng hóa các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, nhưng cần xác định mặt hàng thế mạnh và mũi nhọn cho từng phân khúc thị trường.

Giảm thuế đối với xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam có thể là con dao hai lưỡi. Việc nhận được những ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang các nước thành viên TPP nếu được tận dụng tốt sẽ mang đến những hiệu quả đầu tư vô cùng lớn. Trái lại, nếu Chính phủ và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam không tận dụng được những lợi thế này có thể gây ra những hậu quả khôn lường như mất thị phần, vướng vào các bẫy thuế quan như đã được phân tích ở trên. 11 nước thành viên còn lại trong hiệp định TPP đều là những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên ngay cả đối với những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ hay Nhật Bản, Việt Nam cũng chưa khai thác được hết hiệu quả xuất khẩu. Vì vậy, thực sự cần thiết sự chỉ đạo hướng dẫn từ phía Nhà nước cũng như sự linh hoạt từ phía doanh nghiệp để có thể cải thiện, mở rộng thị trường mới cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam và giảm thiểu rủi ro từ các bẫy thuế quan từ các nước thành viên.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 62)