Đối với những thị trường mới tiềm năng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 69)

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm

CHƯƠNG 3: ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

3.3.2. Đối với những thị trường mới tiềm năng

3.3.2.1. Thị trường Singapore, Brunei, Maylaysia 3.3.2.1.1. Ứng phó của Nhà nước

- Chính phủ Singapore tích cực đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản. Điều này vô cùng có lợi cho ngành thủy sản Việt Nam bởi chúng ta sẽ được tiếp

cận với những công nghệ mới nhất trong ngành chế chiến thủy hải sản cũng như được áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất vào các sản phẩm thủy sản. Cùng là thành viên của TPP và ASEAN, Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn này từ Singapore. Nhà nước nên thúc dẩy đàm phán TPP về tạo thuận lợi và ưu tiên cho các nước thành viên trong việc thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên trước các đối thủ cạnh tranh khác đến từ các thành viên thuộc TPP như Malaysia hay các thành viên thuộc ASEAN như: Philipine hay Thái Lan, Nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư thủy sản từ Singpore. Một số biện pháp có thể thực hiện như: miễn giảm thuế doanh nghiệp, có thể chuyển lợi nhuận về Singapore, cử chuyên gia am hiểu về môi trường đặc tính về thủy sản Việt Nam theo hỗ trợ. Ngoài ra Nhà nước cũng nên có những quy định chặt chẽ về việc khai thác tài nguyên để tránh việc bị cạn kiệt.

- Có hoạch định cho người dân trong vùng có thể làm việc ở những nhà máy mà chúng ta hợp tác đầu tư với Singapore. Đảm bảo cuộc sống người dân chính là mục tiêu nhiệm vụ cuối cùng của Nhà nước, người dân miền biển đã sống bằng nghề nuôi trồng chế biến thủy hải sản từ bao đời nay. Chính vì vậy có chiến lược cho họ được làm việc tại các nhà máy không những cho họ được làm việc với đúng nghề nghiệp của mình còn có thể khai thác được tài năng kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân người dân.

- Hợp tác với Malaysia trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Việt Nam và Malaysia cùng là thành viên của Asean và gần đây nhất là TPP, hai nước lại cùng có tiềm năng to lớn về xuất khẩu thủy sản, thuận lợi về mặt vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy hai nước có khả năng to lớn

trong việc hợp tác cùng phát triển lĩnh vực thủy sản để ứng phó với những đối thủ mới trong TPP.

3.3.2.1.2. Ứng phó của doanh nghiệp

- Giới thiệu sản phẩm, lợi thế cạnh tranh cũng như có một chiến lược thu hút đầu tư hiệu quả đối với các nhà đầu tư từ Singapore trong lĩnh vực thủy sản. Đối với mỗi doanh nghiệp, nhận được sự đầu tư từ những nhà đầu tư Singapore là một cơ hội rất lớn để nâng cao vị thế thương hiệu của mình trên trường khu vực cũng như thế giới. Ngoài ra các doanh nghiệp còn nhận được một lượng vốn dồi dào từ những nhà đầu tư Singapore để mở rộng quy mô sản xuất.

- Học hỏi từ đó nghiên cứu và cải tiến công nghệ mới từ nền tảng công nghệ từ những nhà đầu tư Singapore.

- Liên kết với những vùng sản xuất nguyên liệu để có được nguyên liệu giá rẻ và chất lượng.

- Tổ chức những khóa đào tạo cho người dân địa phương để họ có đủ khả năng làm việc cho những nhà máy sản xuất, chế biến. Mặc dù người dân có vỗn kiến thức nhất định về chế biến nuôi trồng nhưng họ chưa bao giờ được làm việc trong một môi trường nhà máy hiện đại. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần tạo cho họ một tác phong làm việc hiệu quả, đạt hiểu quả lao động cao nhất. Thực hiện được điều đó, các doanh nghiệp vừa có được nguồn nhân công giá rẻ, chất lượng vửa có thể tận dụng sự hiểu biết của người dân địa phương về đặc điểm tự nhiên cũng như đặc điểm của những loài thủy sản nơi thực hiện dự án.

- Điều tra nghiên cứu điểm mạnh yếu trong xuất khẩu thủy sản của Malaysia. Nếu liên minh kinh tế thủy sản với Malaysia được hình thành thì chúng ta cũng phải hiểu rõ ưu nhược điểm của bản thân cũng như đối tác để từ

đó có những chiến lược hợp lý, rõ ràng phát huy được tiềm năng của bản thân nội tại doanh nghiệp, tránh tình trạng bị lệ thuộc vào đối tác.

3.2.2.2. Thị trường Canada, Peru, Mexico và Chile

Trong những quốc gia ở khu vực châu Mỹ như Canada, Peru, Mexico và Chile thì chỉ có Chile là đã có FTA với Việt nam, chính vì vậy việc các cam kết của TPP được đưa vào thực thi mang lại thuận lợi rất cho xuất khuẩ thủy sản Việt Nam.

3.2.2.2.1. Ứng phó của Nhà nước

- Tuy Canada cũng là một quốc gia xuất khẩu thủy sản nhưng Canada vẫn cần phải nhập khẩu thủy sản để đáp ứng thị trường trong nước. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì Canada chính là một thị trường thủy sản tiềm nưamg trong tương lai. Chính vì vậy Nhà nước cần cung cấp nhiều hơn cho doanh nghiệp về các thông tin về thị trường Canada như: đặc điểm của người tiêu dùng, phương thức thanh toán, đặc điểm trong giao dịch buôn bán,..

- Đối với Canada một trong những điểm bất lợi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này là khoảng cách địa lý khá xa, để xuất khẩu được hàng hóa bảo đảm thì cần đầu tư lớn về phát triển tàu bè vận chuyển. Chính vì vậy Nhà nước nên có những gói vay vốn đặc biệt tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để đầu tư thuyền vận chuyển. Ngoài ra chúng ta cũng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho vận tải như logictics, bảo hiểm hàng hải,…

- Có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với thị trường Canada.

- Mở các cuộc triển lãm giới thiệu về sản phẩm Việt Nam trên thị trường. - Trong tất cả thành viên tham gia TPP thì Peru và Chile là một trong những đối thủ chính trong xuất khẩu thủy sản, mặt hàng chính của Peru là xuất khẩu bột cá. Tuy vậy thị trường trong nước của Peru dường như đang bị bỏ ngỏ.

Đây là mộ cơ hội tốt để thủy sản Việt Nam xâm nhập. Nhà nước cần tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Việt nam đối với thị trường Peru.

- Cử các phái đoàn sang Peru và Chile học tập kinh nghiêm nuôi trồng đánh bắt thủy sản của nước bạn từ đó học tập áp dụng vào Việt Nam.

- Nhanh chóng thông qua những điều khoản còn vướng mắc với Mexico như nuôi trồng thủy sản, chấp nhận thông quan bằng giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.

3.3.2.2.2. Ứng phó của doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý gây thiện cảm ngay từ lần đầu với các đối tác, rõ ràng về giá cả và điều kiện thanh toán, mẫu hàng chất lượng, nhãn sản phẩm,...

- Người tiêu dùng Canada ưu tiên những sản phẩm về sức khỏe, chất lượng sản phẩm tốt và giá cả vừa phải, tính thuận tiện cao, tiết kiệm thời gian. Đặc biệt đối với hàng thủy sản người tiêu dùng Canada càng cân nhắc và chú trọng hơn vào chất lượng sản phẩm. Bởi vậy doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý đến việc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủy sản thay thế từ hàng đông lạnh sang các mặt hàng chế biến sẵn. Vì hàng chế biến sẵn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra người tiêu dùng Canada cũng sẵn sang chi trả cao hơn cho những sản phẩm chất lượng tốt hàm lượng dinh dưỡng cao vì vậy các doanh nghiệp cần nâng cao hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm.

- Tuy người tiêu dùng Canada không có những yêu cầu cao như thị trường Mỹ nhưng cũng có nhưng tiêu chuẩn chất lượng rất riêng. Chính vì vậy ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Canada, các doanh nghiệp có thể tận dụng uy tín đã gây dựng được trên thị trường Mỹ về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, với kim ngạch nhập khẩu thủy sản 2,166,465 nghìn USD mỗi năm,

Canada cũng là một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý dù xảy ra một thất bại nhỏ, người mua hàng cũng sẽ nhanh chóng chuyển sang nhà cung cấp khác. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần vô cùng thận trọng xâm nhập thị trường này, cần xây dựng một chiến lược cẩn thận phù hợp với thị trường.

- Tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống vận chuyển và bảo quản. Bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hương vị và hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm, đặc biệt khi vận chuyển đi xa điều này càng quan trọng. Ngoài ra cũng vì vận chuyển đi xa rủi ro là rất cao các doanh nghiệp cũng nên có những biện pháp bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro, các ngành phụ trợ giúp cho hoạt động vận chuyển thuận lợi.

- Cùng với việc Mexico cấm khai thác tôm ở Thái Bình Dương, chúng ta có thể tranh thủ sự việc này cùng với những thuận lợi là thành viên của TPP, các doanh nghiệp có thể xuất khẩu tôm vào thị trường Mexico để từ đó có thể thuận lợi hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường nước này.

3.3.2.3. Thị trường New Zealand và Australia

New Zealand và Australia được coi là hai thị trường tiềm năng nhưng cũng vô cùng khó khăn của thị trường Việt Nam.

3.3.2.3.1. Ứng phó của Nhà nước

- Thị trường Australia là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới do mức sống cao hơn nữa cũng là một nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, chính vì vậy ưu tiên đầu tiên nếu muốn xuất khẩu sang thị trường này là chất lượng sản phẩm cần đảm bảo là ưu tiên đầu tiên. Nhà nước không những cần phải đưa ra tiêu chuẩn chất lượng cố định, chính xác mà còn phải thực hiện

nghiêm ngặt kiểm tra từ nguyên vật lieu đến khâu chế biến, tránh tình trạng đến khi xuất khẩu mới phát hiện ra lô hàng kém chất lượng.

- Không chỉ về chất lượng sản phẩm, an toàn lao động và ô nhiễm môi trường cũng là những rào cản đối với hàng thủy sản Việt Nam đặc biệt là khi hiệp định TPP được ký kết các rào cản này sẽ được nâng cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy Nhà nước cần thắt chặt kiểm tra nâng cao các tiêu chuẩn môi trường cũng như điều kiện làm việc. Tuy nhiên khi thực hiện một chính sách mới cũng cần có lộ trình tránh cho các doanh nghiệp bị sốc.

- Xây dựng khung câu chuyện xuất sứ sản phẩm thống nhất cho từng địa phương xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Cung cấp giới thiệu thông tin chính xác và đầy đủ về sản phẩm. Do vị trí địa lý cách xa nhau nên New Zealand và Australia không cập nhật cũng như nhận được thông tin chính xác về sản phẩm điển hình là có những thông tin không chính xác về sản phẩm cá tra, cá basa. Nhà nước cần là người đứng ra đính chính thông tin.

3.3.2.3.2. Ứng phó của doanh nghiệp

- Nói chung, người Australia chuộng cá nước mặn hơn cá nước ngọt bởi vì cá nước ngọt ở Australia tanh mùi bùn. Cá basa thành công ở Australia vì hầu hết người tiêu dùng ở đây không biết đó là cá nước mặn hay cá nước ngọt. Chính vì vậy các doanh nghiệp trong bước đầu thâm nhập thị trường này cần đầu tư phát triển mạnh mẽ các sản phẩm từ cá nước ngọt. Đây cũng là một ưu thế đối với hàng thủy sản Việt Nam.

- Vấn đề chất kháng sinh nói chung hay chất lượng sản phẩm nói riêng luôn phải được các doanh nghiệp lưu tâm. Vì chỉ cần vi phạm những điều này một lần chúng ta sẽ rất khó lấy lại được vị thế của thủy sản Việt trong lòng người

tiêu dùng Australia. Nguồn cung hàng của Australia bị hạn chế bởi vì Australia chỉ có thể cung cấp 25% nhu cầu hiện nay, do vậy hầu hết người tiêu dùng chỉ có hai lựa chọn hoặc mua hàng nhập khẩu, hoặc không ăn hải sản. Thật đáng tiếc là nhiều người chọn không mua hải sản và hầu hết người Australia ăn ít hơn 40% lượng hải sản mà các cơ quan sức khoẻ khuyến cáo. Để khắc phục điều này, Australia cần nhập thêm hàng triệu tấn hải sản. Do vậy, tiềm năng từ thị trường này rất lớn nếu người tiêu dùng tin tưởng và quay sang lựa chọn các nhãn hiệu nhập khẩu. Nếu có thể khẳng định được chất lượng hải sản Việt thì thực sự thị trường Australia là một thị trường vô cùng lớn và khả quan đối với ngành thủy sản Việt Nam.

- Xây dựng một câu chuyện thương hiệu, một chính sách marketing hợp lý, đánh vào tâm lý người tiêu dùng nước này. Người Australia muốn mua toàn bộ câu chuyện, không chỉ mỗi thức ăn. Vậy nên câu chuyện thương hiệu không chỉ phải thống nhất giữa các doanh nghiệp trên một địa phương mà còn phải có tính đặc sắc độc đáo riêng của từng doanh nghiệp. Để đạt được điều này, trước tiên các doanh nghiệp cần phải điều tra hiểu rõ tâm lý và nhu cầu thị trường Australia.

- Xuất khẩu sản phẩm tinh chế có hàm lượng kỹ thuật cao. Cung cấp những sản phầm đổi mới có giá trị gia tăng cao chứ không chỉ là những sản phẩm thô chính là điểm then chốt đem lại thành công cho thương hiệu Việt. Việc này sẽ giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và thay đổi nhận thức về việc Việt Nam chỉ cung cấp các sản phẩm rẻ tiền mà người Australia thường quan niệm hàng rẻ tiền là hàng có chất lượng không tốt.

- Doanh nghiệp cần đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm. Theo tìm hiểu thì người tiêu dùng New Zealand cảm thấy thất vọng khi tìm đến những sản phẩm Việt Nam, vì phần lớn sản phẩm na ná nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần phát triển những sản phẩm riêng cho mình.

- Đặc biệt, hai thị trường Australia và New Zealand đều là những thị trường rất trọng chữ tín. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng và bảo vệ hình ảnh của mình.

Tóm lại, dù là thị trường mới hay cũ, đã được phát triển hay mới bước đầu thâm nhập, Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đều cần phải:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này là điểm tối quan trọng có ý nghĩa then chốt trong bất kỳ lĩnh vực nào không riêng gì xuất khẩu thủy sản. Bởi sau cùng chính chất lượng tuyệt vời sẽ đảm bảo một vị thế vững chắc của sản phẩm thủy sản trên thị trường quốc tế đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.

- Xây dựng thương hiệu. Các nước phát triển, có đời sống vật chất cao thì người tiêu dùng ở những nước này không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà họ còn quan tâm chú trọng tới thương hiệu. Xây dựng được một thương hiệu tốt làm tăng giá trị sản phẩm, dễ dàng tuyên truyền quảng bá.

- Điều tra tìm hiểu kỹ thị trường, xây dựng một kế hoạch thâm nhập hợp lý. Như ông cha ta đã từng nói “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, muốn bán được hàng thì đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ bạn hàng của mình. Để làm được điều này cần sự phối hợp của cả Nhà nước và doanh nghiệp. Cục xúc tiến thương mại cần cung cấp đầy đủ đặc điểm từng thị trường, giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài tích cực hơn. Doanh nghiệp cũng cần năng động tự tìm hiểu, điều tra thị hiếu của từng bạn hàng để có một chiến lược kinh doanh hợp lý.

- Như câu “buôn có bạn bán có phường” các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết chặt chẽ với nhau từ khâu nguyên vật liệu đến chế biến để không những có thể dễ dàng lập chiến lược quảng cáo mà còn có thể bảo vệ nhau trên thị trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt. Để làm được điều này Hiệp hội Thủy sản Vasep cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối của mình, liên kết các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM THUẾ KHI THAM GIA TPP VÀ ỨNG PHÓ CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w