Những định hướng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 80)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1 Những định hướng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Với các đặc trưng của TMĐT, để điều chỉnh và quản lý có hiệu quả cần chú ý đến các mối quan hệ sau:

Một là, khi áp dụng thuế đối với TMĐT phải chú ý đến mối quan hệ với hoạt động thương mại truyền thống. Một hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trong thương mại truyền thống chịu loại thuế nào thì hoạt động đó trong TMĐT cũng phải chịu cùng loại thuế với thuế suất tương tự để đảm bảo cạnh tranh công bằng, trừ một số hoạt động ưu đãi hoặc khuyến khích mà Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Bởi lẽ, theo những phân tích trên, suy cho cùng thì thương mại điện tử chỉ khác với thương mại truyền thống ở phương thức thực hiện.

Hai là, khi áp dụng thuế đối với TMĐT phải lưu ý việc bình đẳng về nghĩa vụ giữa nhà cung cấp ở trong nước và nhà cung cấp ở nước ngoài, tránh ưu đãi trong nước để tạo nên phân biệt đối xử nhưng cũng không từ bỏ quyền đánh thuế với nhà cung cấp nước ngoài để dẫn đến bỏ sót nguồn thu và cạnh tranh không bình đẳng.

Ba là, TMĐT có yếu tố nước ngoài phải được áp dụng thuế trên cơ sở các hiệp định song phương và các cam kết quốc tế về thuế mà Việt Nam tham gia. Việc thu thuế TMĐT phải được vận dụng đầy đủ theo luật thuế hiện hành và có bổ khuyết những phát sinh khi có các hoạt động kinh doanh mới do triển khai TMĐT tạo ra.

Bốn là, việc quản lý thuế TMĐT phải được đồng bộ hóa bằng phương tiện điện tử và phương thức quản lý hiện đại để tránh kìm hãm tốc độ phát triển TMĐT. Các giao dịch một phần hay toàn bộ trong hoạt động TMĐT được thực hiện với kỹ thuật, công nghệ thông tin tiên tiến, phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề đặt ra là nếu không có sự đồng bộ hóa về phương tiện điện tử thì làm sao có thể kiểm soát, hay quản lý tốt nguồn thu cho NSNN. Đây là định hướng mà Nhà nước ta đã và đang từng bước thực hiện và hoàn thiện.

Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hóa đơn là chứng từ thanh toán, là chứng từ thể hiện việc giao kết và thực hiện xong hợp đồng giữa các bên. Tất nhiên, hóa đơn phải được in ấn và sử dụng theo đúng quy định của luật. Hình thức thể hiện hóa đơn là bằng giấy, đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa

các bên để ký xác nhận giữa các bên tham gia hợp đồng. Nhưng khi hoạt động TMĐT ra đời, vấn đề thanh toán theo phương thức truyền thống đã không còn thích hợp, thay vào đó là hóa đơn điện tử, các phương thức thanh toán hiện đại như ví tiền điện tử, séc, thẻ ghi nợ, tiền mặt số hóa,…chính nhu cầu thực tế, buộc cơ quan quản lý thuế phải thay đổi phương thức quản lý truyền thống, mà phải theo kịp xu hướng hiện đại đối với đối tượng mình cần quản lý, phải dần chuyển đổi các khâu quản lý sang điện tử để có thể dung hòa với đối tượng nộp thuế.

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)