Nguyên tắc quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

1.3.3 Nguyên tắc quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử

Bất kỳ một ngành nghề nào hay lĩnh vực nào cũng điều có một cơ chế kiểm soát riêng và nguyên tắc thực hiện riêng nhằm đảm bảo sự thống nhất, bình đẳng và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Quản lý thuế trong TMĐT

là vấn đề vô cùng quan trọng, nguồn thu cho NSNN từ hoạt động thương mại điện tử là rất lớn. Bởi các thương nhân, tổ chức, cá nhân ngày càng sử dụng phương thức giao dịch điện tử này là chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Số lượng các Website tăng nhanh chóng trong từng ngày, sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, kinh doanh bây giờ đã được thể hiện ngay trên chính lợi nhuận mà các Web của họ đem lại. Nhưng để tạo một sân chơi lành mạnh đặc biệt là sự công bằng trong việc nộp thuế thì cơ quan nhà nước phải có một nguyên tắc chung khi thực hiện việc quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT.

Theo quan điểm của người viết, cho dù quản lý thuế ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng phải hướng theo nguyên tắc chủ đạo mà luật quản lý thuế năm 2006 quy định. Bởi đây là luật quy định chung, là cái cốt lõi mà các quy định khác phải tìm về để có hướng đi thích hợp trong lĩnh vực mà mình đang quản lý.

Nguyên tắc: “Rõ ràng, công bằng, trung thực, an toàn và hiệu quả”.

Thứ nhất, nguyên tắc rõ ràng là mọi hoạt động về quản lý thuế như đăng

ký, cách xác định tính thuế, thời hạn nộp thuế…phải được quy định và thông báo cho mọi người được biết một cách dễ hiểu tránh mập mờ, gây khó hiểu, chồng lấn giữa các quy định. Điều này tạo thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng không mất nhiều thời gian để giải thích các quy định nộp thuế như thế nào, đối tượng nộp ra sao, nộp ở đâu…. Vì toàn bộ thông tin đã được đăng tải trên Website chính của cơ quan cũng như đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người nộp thuế thì ý thức được nghĩa vụ nộp thuế và những biện pháp xử phạt khi vi phạm nghĩa vụ thuế, tự động tìm đến các cơ quan chức năng để thực hiện nghĩa vụ của mình. Nguyên tắc này cũng tạo sự an tâm cho người nộp thuế về nghĩa vụ mà họ nên và không nên thực hiện.

Thứ hai, nguyên tắc công bằng là đây là nguyên tắc được xem là rất quan

trọng trong việc thúc đẩy các DN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia hoạt động đầy tiềm năng này trong xu thế hội nhập toàn cầu. Mọi vấn đề liên quan hoạt động quản lý thuế trong hoạt động TMĐT dựa vào nền tảng công bằng và bình đẳng để giải quyết các tranh chấp phát sinh cũng như là nghĩa vụ của người nộp thuế. Công bằng nghĩa là ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, công bằng còn dựa vào tính hợp lý của sự việc.

Chẳng hạn, Việt Nam tham gia vào Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện hoạt động thương mại bất kể theo kiểu truyền thống hay giao dịch điện tử thì sẽ được miễn thuế ở Việt Nam khi các DN chứng minh rằng họ có quốc tịch của một trong những nước đã tham gia ký kết hiệp định. Tuy nhiên, nhà nước ta vẫn phải buộc họ tham gia đăng ký với cơ quan thuế về quá trình hoạt động của mình. Đây tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nhiệp và cũng đồng thời tránh thất thu cho NSNN. Ngăn chặn việc nhiều nhà DN ở nước ngoài thực hiện hoạt động thương mại tại Việt Nam nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế hay vịn vào Hiệp định tránh đánh thuế để trốn thuế mặc dù họ không thuộc đối tượng được miễn thuế.

Thứ ba, nguyên tắc trung thực là một nguyên tắc rất quan trọng, đòi hỏi

sự tự động, ý thức của người nộp thuế. Người nộp thuế phải đăng ký và kê khai thành thật đôi khi là vấn đề rất khó với nhà DN. Bất kỳ ai tham gia hoạt động TMĐT mà được trốn tránh được nghĩa vụ nộp thuế thì họ cũng thực hiện nhằm hạn chế thất thu lợi nhuận. Cơ quan thuế luôn có những chính sách để người nộp thuế phải tuân thủ đúng theo quy định về thuế, tránh thực hiện các hành vi gian lận thuế, trốn thuế.

Thực tế, môi trường thương mại điện tử là môi trường rất phức tạp quản lý đối với cơ quan quản lý trong khi đó người có nghĩa vụ nộp thuế cố gắng lợi dụng sự phức tạp đó để thực hiện các hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế nên nguyên tắc này rất khó vận dụng và đòi hỏi nhà nước có các biện pháp xử lý mạnh các trường hợp vi phạm nghĩa vụ nộp thuế để đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Thứ tư, nguyên tắc an toàn và hiệu quả. Như đã biết, kinh doanh theo kiểu truyền thống thì cần có sự ký kết, giao dịch trực tiếp, chi phí cho các cuộc giao dịch thường là lớn so với giao dịch bằng phương tiện thông tin điện tử. Người kinh doanh phải thuê mướn mặt bằng, nhân viên, nơi ký kết hợp đồng, chi phí đi lại, nơi họp phải tốn chi phí quảng cáo cho sản phẩm,…trong khi kinh doanh với sự hỗ trợ của phương tiện điện tử sẽ giảm chi phí rất nhiều trong hoạt động thương mại.

Trong thực tế, các cơ quan quản lý thuế đã yêu cầu bất kỳ thương nhân nào muốn kinh doanh trong lĩnh vực này đều phải đăng ký Wesite để ban quản

lý dễ dàng kiểm soát việc kinh doanh, cách tính thuế cũng tương tự như hoạt động thương mại truyền thống.

Quyền lợi và lợi ích của các đối tượng hoạt động TM là như nhau, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả dưới sự quản lý về thuế của nhà nước. Đảm bảo quản lý thuế an toàn và hiệu quả tạo nên sự yên tâm cho cả cơ quan nhà thuế và người nộp thuế.

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)