Khai thuế điện tử

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 43)

5. Kết cấu đề tài

2.3Khai thuế điện tử

Khai thuế điện tử là việc doanh nghiệp kê khai thuế trên máy tính của mình và gửi tới cơ quan quản lý thuế bằng mạng Internet, mà không phải gửi qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế.

Khai thuế điện tử là hình thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế, một trong những hình thức giao dịch được pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức giao dịch văn minh, hiện đại. Hình thức này rất thích hợp cho các chủ thể thực hiện hoạt động TMĐT khi làm các thủ tục về thuế.

31 điều 4 đối tượng không áp dụng tại Thông tư số 60/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiên nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Theo như quy định tại Luật quản lý thuế năm 2006 có hai hình thức khai thuế: khai thuế trực tiếp (tại cơ quan thuế, chuyển hồ sơ khai thuế bằng đường bưu điện) và khai thuế qua mạng (tại cổng thông tin của cơ quan quản lý thuế hoặc bằng các phần mềm, công cụ hỗ trợ khai thuế hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN). Tuy nhiên, quy định mới tại khoản 10 điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật quản lý thuế (năm 2012) có quy định như sau:

“Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.

Với quy định tại khoản 10 điều 7 đã buộc các doanh nghiệp hoạt động TMĐT phải khai thuế qua mạng kể từ 01/7/2013. Quy định mới này nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng hoạt động thương mại điện tử thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và góp phần hoàn thiện một trong các vấn đề thuế phát sinh từ TMĐT.32

Một là, điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Theo quy định, các doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Đã được cấp mã số thuế; có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet; có địa chỉ hộp thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế.

- Có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp và đang còn hiệu lực.

- Lập hồ sơ khai thuế bằng phần mềm hỗ trợ kê khai phiên bản 3.0.1 do Tổng cục Thuế cấp miễn phí.

Hai là, đăng ký và thực hiện kê khai thuế qua mạng: để áp dụng hình thức kê khai thuế điện tử, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau.33

Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ kê khai thuế điện tử

Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký khai thuế điện tử (mẫu 01/ĐK-KĐT ban hành kèm theo Thông tư số 180/2010/TT-BTC) gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Phòng/Đội Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thuộc cơ quan thuế) hoặc

32 khoản 1 điều 3 “Giải thích từ ngữ” tại Thông tư số 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

đăng ký trực tuyến với cơ quan thuế tại địa chỉ http://kekhaithue.gdt.gov.vn hoặc đăng ký trực tuyến thông qua tổ chức cung cấp chứng thư số (T-VAN) tại địa chỉ http://kekhaithue.gdt.gov.vn

Kết quả hoàn thành bước công việc này là nhận được thông báo xác nhận của cơ quan thuế về việc chấp nhận hề sơ khai thuế điện tử (bao gồm số tài khoản và mật khẩu đăng nhập).

Bước 2:Thiết lập thông tin trong hỗ trợ kê khai (HTKK)

Doanh nghiệp truy cập mục “kê khai thuế” của Cổng thông tin Tổng cục Thuế theo địa chỉ http://kekhaithue.gdt.gov.vn, đăng nhập với tên định danh (MST) và nhập mật khẩu đã được cấp, tiến hành thực hiện đăng ký loại tờ khai thuế mà Doanh nghiệp chọn nộp cho cơ quan thuế qua mạng Internet.

Kết quả của bước công việc này là nhận được thông báo của cơ quan thuế xác nhận thông tin nộp hồ sơ khai thuế (loại tờ khai thuế) áp dụng khai qua mạng.

Bước 3: Tạo tờ khai và bảng kê điện tử

Doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ khai thuế tại phần mềm hỗ trợ kê khai theo phiên bản 3.0.1 (tên phần mềm: HTKK 3.0.1) do Tổng cục Thuế cung cấp miễn phí trên Cổng thông tin điện tử. Sau đó kết xuất tờ khai thành tệp dưới dạng PDF thông qua máy in ảo CutePDF Writer và thực hiện lưu file đã kết xuất.

Kết quả hoàn thành bước công việc này là các loại Tờ khai thuế và Bảng kê cần khai và nộp qua mạng đã được lưu vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

Bước 4: Gửi tờ khai thuế điện tử

Doanh nghiệp chọn Tờ khai và Bảng kê cần gửi, thực hiện ký điện tử bằng chữ ký số. Sau đó thực hiện thao tác gửi tờ khai.

Kết quả của bước công việc này là hệ thống thông báo tự động của cơ quan thuế gửi đến doanh nghiệp thông báo tiêp nhận tờ khai thành công.

Bước 5: Tra cứu tờ khai, thay đổi thông tin

Doanh nghiệp có thể thực hiện việc tra cứu tờ khai để xem lại tờ khai, bảng kê gốc hoặc thực hiện việc thay đổi các thông tin liên quan đến tờ khai sau khi đã gửi cho cơ quan thuế.

Mục đích của bước này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra lại tờ khai và bảng kê đã nộp cho cơ quan thuế hoặc thực hiện việc thay đổi một số thông tin về doanh nghiệp.

Ba là, thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử và xác nhận.34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh nghiệp được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN 24 giờ trong ngày và bảy ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, Tết). Ngày nộp hồ sơ thuế điện tử được tính từ 0 giờ đến 24 giờ cùng ngày.

- Thời điểm nộp hồ sơ thuế điện tử là thời điểm được ghi trên Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử của cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T- VAN.

- Cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (trường hợp sử dụng dịch vụ T-VAN) gửi Thông báo xác nhận đã nhận được hồ sơ thuế điện tử đến địa chỉ hộp thư điện tử của người nộp thuế chậm nhất 15 phút sau khi nhận được hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế gửi đến.

Lưu ý: theo Luật quản lý thuế năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều Luật quản lý thuế năm 2006 quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh; người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ở địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất đai; người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điên tử với các trường hợp cần thiết khác

2.4 Nộp thuế

Nộp thuế là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình thực hiện thực hiện nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế. Để xác định được số tiền thuế cần nộp thì Cơ quan quản lý thuế cần có những căn cứ mà luật định như giá tính thuế, thuế suất, các khoản chi phí được trừ,…Đặc biệt là hóa đơn để chứng minh việc giao dịch đã thực hiện xong. Tuy nhiên, với những đặc trưng trong

34 điều 8 - Thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử và xác nhận, Thông tư số 35/2013/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

hoạt động thương mại điện tử thì các khoản chi phí được khấu trừ là rất mơ hồ, đôi khi không tách bạch nhau được.

Chẳng hạn: Doanh nghiệp Việt Nam A kinh doanh đa mặt hàng như tải phần mềm, hình nền độc đáo, kèm thêm dịch vụ gọi hoa. Tất cả được đặt trên cùng một Website thương mại điện tử, tất cả các chi phí giữa các mặt hàng điều có liên hệ mật thiết với nhau như đường truyền cơ sở dữ liệu thuê hàng tháng, đường truyền này dùng chung cho trong hoạt động kinh doanh khác nhau, số lượng nhân viên quản lý để từ đây khấu trừ chi phí đầu vào cho DN,...giữa chi phí cho dịch vụ và cho hàng hóa rất khó xác định.

Như đã biết, hóa đơn đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để xác định việc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân, làm cơ sở cho việc hạch toán, kế toán, xác định việc nghĩa vụ thuế của DN và thanh quyết toán của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước.35

Chứng từ thanh toán thương mại điện tử

Khi tiến hành giao dịch TMĐT, hình thức trao đổi thông tin và ghi nhận giao dịch đều tồn tại dưới dạng văn bản, chứng từ điện tử. Chúng có thể là hợp đồng, đề nghị, tuyên bố, hóa đơn dưới dạng các thông điệp điện tử. Thông điệp điện tử là các thông tin được tạo ra, gửi đi và tiếp nhận, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Điều này trong nhiều trường hợp gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý thuế vì hiện nay công tác quản lý thuế vẫn chủ yếu dựa vào các loại hóa đơn chứng từ do cơ quan thuế quy định (hóa đơn điện tử được Nhà nước khuyến khích sử dụng). Theo pháp luật hiện hành,36 giá trị pháp lý của các văn bản điện tử đã được quy định rõ, theo đó các cơ quan thuế có trách nhiệm phải chấp nhận giá trị pháp lý những chứng từ, hóa đơn được thể hiện dưới hình thức điện tử được lập theo đúng các đòi hỏi của pháp luật. Các quy định này chỉ quy định về thời điểm chứng từ điện tử được gửi và nhận. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật thuế hiện nay có sự phân biệt rõ giữa hai thời điểm là thời điểm chứng từ được lập và thời điểm gửi, nhận chứng từ. Bên cạnh đó, việc một chứng từ có ý nghĩa giá trị pháp lý với việc liệu chứng từ đó có được chấp nhận khi xác định căn cứ tính thuế hay không lại hoàn toàn khác nhau.

35http://www.tapchitaichinh.vn/Phan-tich-Binh-luan/Quan-ly-hoa-don-Can-lieu-thuoc- manh/31863.tctc, [Truy cập ngày: 20/9/2013].

Mặt khác, vai trò của hóa đơn chứng từ không chỉ đơn thuần là căn cứ cho quá trình tính thuế, kê khai, thanh kiểm tra thuế mà nó còn có ý nghĩa trong việc xác định tính chất pháp lý của việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên trong hoạt động thương mại điện tử, người bán hàng có thể vẫn giao hàng như thông lệ mà không kèm theo hóa đơn chứng từ, vì họ có thể gửi những hóa đơn này dưới hình thức các dữ liệu điện tử. Điều này một lần nữa làm cho công tác quản lý thuế trở nên phức tạp.

Thêm vào đó, sự xuất hiện các hình thức thanh toán trong thương mại điện tử. Một trong những cách phổ biến và thông dụng trong việc quản lý thuế là dựa vào hình thức thanh toán, ví dụ giấy báo thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên, cách thức này không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện khi áp dụng vào thương mại điện tử. Trong giao dịch TMĐT các bên có thể sử dụng nhiều cách thức thanh toán đa dạng và đặc thù. Tính đa dạng của việc thanh toán thể hiện ở chỗ có rất nhiều chủ thể cung cấp các dịch vụ thanh toán qua các loại thẻ tín dụng và việc sử dụng những loại thẻ như vậy không bị giới hạn bởi việc loại thẻ đó được phát hành ở đâu. Ví dụ, những loại thẻ tín dụng như Visa, MasterCard (thẻ tín dụng) có thể được mở một ngân hàng đại lý ở một quốc gia nào đó nhưng vẫn được chấp nhận ở các nước khác. Tính đặc thù của việc thanh toán trong TMĐT thể hiện ở việc xuất hiện tiền điện tử. Theo đó, đơn vị thanh toán không dựa vào một đơn vị tiền tệ pháp định nào mà được các bên tham gia mặc định một đơn vị thanh toán riêng.

Chẳng hạn, khách hàng có thể tải một loại phiếu tiền điện tử (token) từ một ngân hàng trên mạng và sử dụng chúng để thanh toán cho các giao dịch của mình. Nếu hình thức thanh toán bằng các thẻ tín dụng về nguyên tắc vẫn có thể truy vấn được dưới hình thức văn bản thì ở hình thức này cơ quan thuế rất khó có thể tìm kiếm được bằng chứng về việc thanh toán giữa khách hàng với công ty. Việc cố gắng kiểm soát tiền điện tử thông qua ngân hàng trong nước sẽ không đem lại kết quả như mong đợi vì khách hàng dễ dàng mở một tài khoản qua mạng tại một ngân hàng không nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Nếu trong thương mại điện tử, các giao dịch chỉ giới hạn bởi việc giao kết hợp đồng qua các phương tiện điện tử còn việc thực hiện hợp đồng vẫn theo phương thức truyền thống, tức là công ty vẫn giao hàng cho khách hàng qua các phương thức vận tải thông thường thì về nguyên tắc, cơ quan thuế vẫn có đủ cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế của các bên vì dễ dàng tính toán được khối lượng và giá trị của giao dịch qua sự hiện diện của hàng hóa trên thực tế. Tuy

nhiên, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu như đối tượng của giao dịch TMĐT là các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ có thể truyền tải trực tiếp ngay trên mạng Internet.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì DN có quyền lựa chọn hình thức sử dụng hóa đơn trong hoạt động thương mại: hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in.37 Hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Bởi sử dụng hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng: giảm chi phí in, bảo quản, lưu trữ thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh; rút ngắn thời gian thanh toán do việc lập, gửi/nhận hóa đơn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử; góp phần hiện đại hóa công tác quản trị doanh nghiệp.

Hiện tại, chưa có quy định nào buộc các DN tham gia hoạt động TMĐT sử dụng hóa đơn điện tử. Việc sử dụng hình thức hóa đơn nào thích hợp trong từng hợp động giao kết hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của các DN. Nhưng để tạo sự thuận lợi trong thanh toán hợp đồng, có căn cứ rõ ràng trong việc khai thuế và nộp tiền thuế. Các DN đã mặc định rằng “hóa đơn điện tử”38 được sử dụng cho hầu hết các giao dịch TMĐT. Đây thực sự là một đặc trưng riêng, một sự tiến bộ mới cho việc quản lý thuế. Tuy nhiên, việc ứng dụng hóa đơn điện tử còn phát sinh một số vấn đề về kỹ thuật, nhiều nhà DN còn ái ngại việc sử dụng và ưu tiên áp dụng hình thức hóa đơn truyền thống. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.39

Từ ngày 01/5/2011, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.40 Đây là một hình thức thanh toán mới trong giao dịch thương mại. Vậy hóa đơn diện tử là gì? Để sử dụng hóa đơn điện tử, DN phải có đủ những điều kiện nào?.

37 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

38 Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điên tử bán

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 43)