Phân tích đối tượng nộp thuế và đối tương chịu thuế theo quy định

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 38)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2 Phân tích đối tượng nộp thuế và đối tương chịu thuế theo quy định

Đối tượng nộp thuế: Theo quy định của Luật quản lý thuế năm 2006, các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người mua sẽ phải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp thuế thay thế cho DN nước ngoài.

Thật chất, Luật quản lý thuế chưa hề tách bạch đâu là kinh doanh truyền thống, đâu là kinh doanh bằng phương thức điện tử kinh doanh. Vậy nên, khái niệm “kinh doanh” trong Luật quản lý thuế được hiểu là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, chứ không hề có sự phân biệt kinh doanh bằng hình thức nào mới được áp dụng thuế. Với sự phát triển khoa học hiện nay, kinh doanh bằng phương thức điện tử được xem là phương thức kinh doanh tiến bộ và hiện đại, bắt kịp sự phát triển của thời đại công nghệ. Khái niệm kinh doanh nên được

hiểu mở rộng ra, bao gồm cả kinh doanh bằng phương thức điện tử. Từ đây, người viết tự phân loại đối tượng nộp thuế dựa vào nguồn gốc của đối tượng nộp thuế:

+ Nếu là tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước liên quan đến hoạt động TMĐT:

Tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện hoạt động thương mại nói chung và hoạt động TMĐT nói riêng đều phải tiến hành đăng ký thuế, khai thuế và thực hiện nghĩa vụ của mình26 theo đúng quy định chung của pháp luật về thuế trong hoạt động thương mại. Chẳng hạn: khi tiến hành lập một trang bán đồng hồ trên mạng thì trước tiên, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký chủ sở hữu Website thương mại điện tử với Bộ Công thương thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ

www.online.gov.vn, tiếp đến là đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế như là

một hoạt động kinh doanh bình thường. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thuế trong việc quản lý và truy thu thuế. Cơ quan quản lý thuế hoàn toàn có thể kiểm tra, xác định chính xác thông tin các đối tượng này thông qua địa phương mà đối tượng này cư trú, thông qua sự phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Thông tin và truyền thông.

+ Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài liên quan hoạt động TMĐT:

Đây là đối tượng phát sinh nhiều vấn đề cho công tác quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế đối với thương mại điện tử. Một trong những lý do cốt lõi làm cho các cơ quan chức năng cần có văn bản pháp luật và cơ chế quản lý thích hợp và tiến bộ để quản lý đối tượng này. Đó là đối tượng có yếu tố nước ngoài khi tham gia hoạt động TMĐT mà không có bất cứ sự hiện diện thương mại nào tại Việt Nam, không gian số hóa, giao dịch thương mại vượt khỏi biên giới quốc gia với họ là hoàn toàn hợp lý khi tiến hành kinh doanh bằng phương tiện điện tử.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam27 phải thực

26- khoản 1 điều 2 đối tượng áp dụng tại Luật quản lý thuế năm 2006.

- điều 2 Người nộp thuế, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

27 khoản 3 điều 7,Thu nhập chịu thuế TNDN, Thông tư số 60/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiên nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp đối tượng là công dân của quốc gia mà quốc gia này tham gia ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam). Tuy nhiên, đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên này vẫn phải đăng ký thuế, kê khai thuế với cơ quan quản lý thuế Việt Nam. Nếu chứng minh được mình thuộc vào đối tượng được miễn giảm thì cơ quan quản lý thuế thực hiện theo đúng thủ tục.

Ví dụ: DN nước ngoài A thực hiện việc ký hợp đồng và bán cho doanh nghiệp Việt Nam B 20 tấn xi măng với tổng giá trị của hợp đồng là 20 triệu USD (chưa bao gồm thuế GTGT và thuế TNDN) bằng phương thức là giao dịch điện tử. DN A đã thực hiện hoạt động thương mại điện tử trong trường hợp này. Mặc dù doanh nghiệp A không có sự hiện diện tại Việt Nam nhưng đã có hành vi kinh doanh tại Việt Nam, nên DN A phải thực thiện thanh toán nghĩa vụ về thuế GTGT và thuế TNDN theo cách tính thuế và thuế suất tại Việt Nam (trừ trường hợp DN A là công dân của nước mà nước đó là thành viên của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần).

Một điều đáng chú ý tại điều 2 - đối tượng áp dụng, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thương mại điện tử. Một văn bản duy nhất và mới nhất quy định chính thức và khái quát về hoạt động TMĐT, khi quy định về đối tượng nước ngoài được áp dụng TMĐT tại khoản 3 như sau:

Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập Website dưới tên miền Việt Nam.

Như vậy, nếu đối tượng nước ngoài thực hiện hoạt động TMĐT và có sự hiện diện tại Việt Nam thì chịu sự ràng buộc của pháp luật Việt Nam cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ thuế thông qua đại diện hiện diện. Ngược lại không có sự hiện diện tại Việt Nam, liệu chăng đây có là đối tượng nộp thuế hay không theo quy định mới này. Điều này nên hiểu là sẽ có sự thay đổi đối tượng nộp thuế, sự chuyển trách nhiệm nộp thuế cho chính chủ thể trong nước khi tiến hành giao dịch và được khấu trừ nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải chịu trước khi thanh toán. Có hai nhóm đối tượng liên quan đến chủ thể thực hiện có yếu tố nước ngoài khi thực hiện TMĐT:

Thứ nhất, “Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài”28 nộp thuế khi đảm bảo các điều kiện quy định tại điều 8 Mục 2 Chương II hoặc điều 14 Mục 4 Chương II Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiên nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.29

Tại điều 8 - Đối tượng và điều kiện áp dụng,mục 2 Chương II căn cứ và phương pháp tính thuế quy định như sau:

Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện:

+ Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam; + Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp động nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực.

+ Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam.

Tại điều 14 “Đối tượng và điều kiện áp dụng” Mục 4 Chương II căn cứ và phương pháp tính thuế quy định như sau:

Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nếu đáp ứng đủ hai điều kiện đầu tiên nêu tại điều 8 Mục 2 Chương II Thông tư và tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của Bộ Tài chính thì đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu tính thuế.

Thứ hai, tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam,

tổ chức đăng ký hoạt động thep pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa, hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ (sau đây gọi chung là Bên Việt Nam) sẽ nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.

Hợp đồng nhà thầu là hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài và Bên Việt Nam.

28 khoản 1 điều 1 đối tượng áp dụng tại Thông tư số 60/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiên nghĩa vụ thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Hợp đồng nhà thầu phụ là hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa Nhà thầu phụ và Nhà thầu nước ngoài.

Bằng thuận lợi của không gian số hóa nên người nước ngoài dễ dàng thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua giao dịch bằng điện tử và một câu hỏi đặt ra là: Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chỉ có những nhà doanh nghiệp, những nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào hoạt động thương mại tại Việt Nam thì buộc họ phải có sự hiện diện tại chính thức tại Việt Nam thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn: lập văn phòng đại diện tại, có đại lý đại diện,…tại Việt Nam. Nhà nước nói chung và cơ quan thuế nói riêng hoàn toàn có thể kiểm soát được các nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành thu thuế. Nhưng do sự thay đổi phương thức giao dịch tiên tiến, các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT có thể trực tiếp mua bán hàng hóa qua mạng Internet mà không cần có sự hiện diện thương mại nào tại Việt Nam để tiến hành giao dịch. Bên cạnh đó, việc truy thu thuế đối với tổ chức cá nhân nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn, các thông tin của các nhà đầu từ nước ngoài sẽ khó kiểm chứng là xác thực hay không. Trong khi đó, doanh thu phát sinh, lợi nhuận phát sinh thực tế của họ vẫn diễn ra tại Việt Nam trên thực tế.Mặc dù Luật sửa đổi bổ sung Luật quản lý thuế năm 2012 tại khoản 2 điều 70 có quy định:

Cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập, trao đổi, xử lý, thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin chính tức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước liên quan đến lĩnh vực thuế, hải

quan để sử dụng trong công tác quản lý thuế.30

Theo quy định hiện hành, cơ quan quản lý thuế đã chuyển nghĩa vụ nộp thuế cho các đối tượng trong nước nếu có các hành vi giao dịch với các Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu họ không có cơ sở thường trú tại Việt Nam).Về nguyên tắc, người mua không phải là người nộp thuế đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhưng do người bán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên việc yêu cầu đăng ký còn hạn chế. Nên chăng cần có một quy định là trước khi cung cấp dịch vụ qua biên giới cho người tiêu dùng, DN nước ngoài cung cấp dịch vụ cần đăng ký thuế (điện tử) với cơ quan Thuế Việt Nam

và trích tiền thuế khấu trừ khi mua trả tiền mua dịch vụ theo chính sách thuế mà Việt Nam ban hành.

Do đó, đối tượng nộp thuế hiện tại hướng đến đại diện của họ tại Việt Nam và lợi ích thực tế phát sinh trên từng hợp đồng. Bên cạnh đó các giao dịch nếu được thực hiện trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng mà không thông qua đại lý thì phần thuế sẽ được khấu trừ trực tiếp vào người tiêu dùng, tức là người tiêu dùng sẽ trở thành người nộp thuế. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tính nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện cho người tiêu dùng.

Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế của hoạt động thương mại điện tử vẫn là hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, với đặc trưng của hoạt động TMĐT là môi trường kinh doanh có không gian số hóa, một môi trường mà con người không tiếp xúc một cách trực tiếp và hoạt động thương mại đôi khi có phạm vi hoạt động liên quan đến nhiều quốc gia nên để xác định được đối tượng hàng hóa, dịch vụ nào là đối tượng chịu thuế liên quan đến hoạt động TMĐT cần phải có những căn cứ xác định đặc biệt là dịch vụ. Hiện nay các Luật thuế áp dụng cho các hoạt động dịch vụ thường chỉ xem xét hoạt động này có được các chủ thể Việt Nam cung cấp và tiêu dùng ở Việt Nam hay không. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không cần quan tâm chủ thể Việt Nam hay chủ thể nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ bằng phương thức điện tử hay là bằng phương thức truyền thống trong hoạt động thương mại, mà chỉ cần hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ được diễn ra và tiêu dùng, doanh thu, lợi nhuận phát sinh trực tiếp tại Việt Nam là hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế tại Việt Nam.31

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)