Thực trạng và những vấn đề phát sinh từ thực trạng đối với quản lý thuế liên quan đến

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 75)

5. Kết cấu đề tài

3.1.3 Thực trạng và những vấn đề phát sinh từ thực trạng đối với quản lý thuế liên quan đến

liên quan đến thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-Commerce hay E-Business) – quy trình mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là trực tuyến qua máy tính và mạng Internet cũng không là một ngoại lệ.

Hiện nay, Việt Nam chưa có một chính sách thuế riêng và chưa có quy trình quản lý thuế riêng cho thương mại điện tử (TMĐT). Điều này một phần là do nền kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế hàng hóa nên tác động của TMĐT chưa sâu, phần khác do bản thân TMĐT chưa phát triển mạnh trong giai đoạn vừa qua nên yêu cầu về một cơ chế riêng cho TMĐT chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên, khi kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ và chuyển từ kinh tế hàng hóa sang kinh tế dịch vụ, hoạt động TMĐT ở Việt Nam sẽ có những chuyển biến mới thì chính sách thuế TMĐT sẽ phải được hệ thống hóa và pháp điển hóa hợp lý để đáp ứng đầy đủ việc quản lý loại hình thuế này.

Về cơ bản, các sắc thuế hiện nay như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bao quát tương đối đầy đủ hoạt động thương mại, kể cả TMĐT. Trong đó, có một số quy định được đưa ra với mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển của TMĐT .

Chẳng hạn, tại điều 5, Luật thuế GTGT năm 2008 có quy định phần mềm máy tính là đối tượng không chịu thuế và chịu thuế suất 0% khi xuất khẩu; hay tại Luật thuế TNDN năm 2008 và các văn bản hướng dẫn có quy định các DN

thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm được hưởng ưu đãi về thuế suất và về thời gian miễm thuế, giảm thuế. Có thể dẫn chiếu chính sách thuế đang được áp dụng với một số hoạt động TMĐT hiện nay như sau:

- Đối với các giao dịch TMĐT qua biên giới, cung cấp dịch vụ có hiện diện thương mại và cung cấp dịch vụ có hiện diện của thể nhân do các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành tại Việt Nam đã được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 (Thông tư 134) và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nay Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam là văn bản pháp luật đang có hiệu lực, cụ thể: tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa họ với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong đó có quy định, đối tượng hoạt động tại một nước ký kết này thay mặt cho một DN của nước ký kết kia thì DN đó sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại nước thứ nhất đối với các hoạt động mà đối tượng trên thực hiện cho DN. Nghĩa là, hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới (chiều vào) cho tổ chức, cá nhân kinh doanh và hoạt động cung cấp dịch vụ qua hiện diện thương mại (cơ sở thường trú) đã được điều chỉnh cụ thể.

- Hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới (chiều vào) cho người tiêu dùng không được quy định trong Thông tư 134 cũng như Thông tư số 60 mà được điều chỉnh theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần với những quốc gia và vùng lãnh thổ có ký hiệp định với Việt Nam hoặc sẽ chịu thuế theo quy định tại nội luật đối với các DN ở những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa ký kết hiệp định với Việt Nam.

Vấn đề tồn tại ở đây là xác định dịch vụ được cung cấp tại Việt Nam hay ngoài Việt Nam. Nếu cung cấp tại Việt Nam thì phải chịu thuế GTGT và thuế TNDN theo luật Việt Nam. Nếu cung cấp ngoài Việt Nam thì chỉ chịu thuế TNDN theo nội luật với đối tượng không áp dụng hiệp định hoặc theo hiệp định đối với những đối tượng được áp dụng hiệp định.

- Hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới (chiều đi) được quy định trong phần dịch vụ xuất khẩu tại các văn bản hướng dẫn luật thuế GTGT và thuế TNDN. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại là dịch vụ được cung cấp tại Việt Nam hay ngoài Việt Nam. Nếu cung cấp tại Việt Nam thì đó là dịch vụ xuất khẩu và được được áp dụng thuế suất GTGT 0% hoặc không chịu thuế phụ thuộc vào ưu đãi của nội luật. Nếu cung cấp ngoài Việt Nam thì không chịu điều chỉnh bởi Luật thuế GTGT mà chỉ chịu thuế TNDN đối với một khoản thu nhập phát sinh do kinh doanh ở nước ngoài theo quy định hiện hành.

- Một số hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới sẽ phát sinh trong tương lai thuộc diện chịu thuế TTĐB như casino trực tuyến hoặc xổ số trực tuyến cũng chưa được xác định để điều chỉnh trong nội luật. Cho đến thời điểm hiện tại thì chưa một văn bản nào hướng dẫn các dịch vụ mà người viết vừa nêu trên. Mặc dù đây là những loại hình kinh doanh khá phổ biến trên thế giới từ rất lâu, nhưng tại Việt Nam có thể xem đây là loại hình kinh doanh khá mới mẻ trong giai đoạn hiện tại và sẽ phát triển trong tương lai không xa. Đòi hỏi các nhà làm luật phải sớm có những bước đi thích hợp trong việc ban hành các văn bản có liên quan.

- Hoạt động mua dịch vụ tiêu thụ ở nước ngoài hiện nay chưa được quy định rõ về bản chất. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam mua dịch vụ qua biên giới nhưng tiêu thụ ở nước ngoài vẫn chưa được quy định rõ ràng. Ngoài tồn tại do xác định nơi cung cấp dịch vụ như hình thức cung cấp cung cấp dịch vụ qua biên giới thì việc tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài còn phụ thuộc vào địa điểm sử dụng dịch vụ để áp dụng pháp luật. Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ ở nước ngoài chỉ mới được quy định cho hai hình thức là vận tải quốc tế và tour du lịch trọn gói ra nước ngoài. Các hoạt động khác như giáo dục, y tế và các dịch vụ khác chưa được quy định cụ thể.

- Ngoài ra, TMĐT cũng đưa ra một số hình thức kinh doanh mới mà pháp luật thuế hiện hành chưa điều chỉnh, đó là việc cung ứng dịch vụ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) hoặc việc cung ứng dịch vụ giữa người tiêu dùng đến DN (C2B). Các hoạt động này trong thương mại truyền thống có quy mô nhỏ và phân tán nên xét về hiệu quả chưa điều chỉnh và chưa quản lý thu. Đối với TMĐT, trong giai đoạn đầu có thể chưa điều chỉnh về thuế để tạo điều kiện phát triển lên quy mô lớn hơn nhưng sẽ có cơ chế điều chỉnh trong tương lai.

Có thể thấy, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam đã điều chỉnh tương đối đủ các hình thức thương mại được áp dụng không phân biệt là thương mại truyền thống hay TMĐT. Tuy nhiên, chính sách vẫn còn khoảng trống với một số hình thức thương mại mới phát sinh trong TMĐT. Bước đầu tác động của lỗ hỗng này chưa lớn nhưng trong tương lai nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra bất bình đẳng trong thu thuế và hạn chế quyền đánh thuế của Việt Nam trong một thị trường thương mại hội nhập toàn cầu.

Thứ nhất, về đăng ký thuế.

Theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người mua sẽ phải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp thay thuế cho DN nước ngoài. Tuy nhiên, việc đăng ký thuế khi DN nước ngoài cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa được quy định cụ thể do điều này chỉ xảy ra trong TMĐT theo nghĩa hẹp.

Các hoạt động mua bán hàng hóa truyền thống giữa những người tiêu dùng hiện nay không phải là đối tượng điều chỉnh của các loại thuế nên không phải đăng ký thuế. Tuy nhiên, trong tương lai việc cung cấp dịch vụ trong thương mại điện tử qua hình thức C2C hoặc C2B phát triển, nếu không quản lý và điều chỉnh sẽ gây thiệt thòi cho những DN kinh doanh TMĐT và không tạo công bằng trong môi trường kinh doanh.

Thứ hai, về khai thuế.

Hoạt động thương mại của các DN được khai thuế GTGT theo tháng. Trong nỗ lực nhất định để thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, Tổng cục Thuế đã dự kiến xác định ngưỡng để một số DN nhỏ và vừa thực hiện khai thuế theo quý.

Thuế TNDN của các DN thương mại được tạm khai theo quý và quyết toán theo năm. Riêng với các DN nước ngoài bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ qua biên giới cho DN Việt Nam thì bên Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ phải kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập (là lúc người mua thanh toán cho người bán).

Luật Quản lý thuế năm 2006 (điều 32 và 33), được bổ sung tại Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quản lý thuế năm 2012 (khoản 9 và 10 của điều 1) đã quy định rõ thời hạn khai thuế đối với từng loại kỳ hạn khai thuế gồm khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm và khai theo từng lần phát sinh. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật quản lý thuế (gọi tắt là Nghị định 83/2013/NĐ- CP) quy định về nội dung cần khai, từng loại hồ sơ cần khai đối với từng loại thuế, từng khoản thu và những trường hợp đặc thù tại 15 điều (từ điều 9 đến điều 23) nhưng không nhắc lại thời hạn khai. Hiệu lực của Nghị định 83/2013/NĐ-CP vào 15/9/2013 nên đang trong quá trình đi sâu rộng vào thực tiễn và chưa phát sinh . Nhưng trước mắt, đã giải quyết phần nào vấn đề mà người viết đề cập ở trên.

Để thực hiện định hướng chiến lược cải cách quản lý thuế đến năm 2020, cơ quan thuế đã triển khai việc khai thuế điện tử đến người nộp thuế. Tính đến nay, ngành thuế đã triển khai giao dịch điện tử tại 50 tỉnh, thành phố với gần 203.000 DN tham gia. Mục tiêu trong năm 2013, số DN khai thuế qua mạng Internet sẽ chiếm khoảng 80% số DN trong cả nước (tương đương 300 nghìn DN sử dụng chữ ký số khi kê khai thuế qua mạng và sử dụng các dịch vụ công của ngành Tài chính). Với tiến độ mở rộng khai thuế điện tử nêu trên, việc đáp ứng khai thuế cho hoạt động TMĐT mang tính khả thi cao,…

Thứ ba, về nộp thuế:

Ngành thuế đã triển khai việc nộp thuế qua ngân hàng một cách rộng rãi. Tổng cục Thuế đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại (NHTM). Người nộp thuế giao dịch với ngân hàng trực tiếp tại quầy hoặc thông qua các dịch vụ điện tử như Internet, ATM, eBanking. Hiện nay, Tổng cục Thuế và kho bạc Nhà nước đã ký thỏa thuận với chín NHTM để người nộp thuế có thể nộp thuế thuận lợi tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng trên phạm vi cả nước. Để tiếp cận với các dịch vụ này, DN chỉ việc đăng nhập Website của Cục thuế nơi DN đăng ký thuế.

Bên cạnh đó, để đáp ứng cho xu thế hội nhập, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, trong đó đáng chú ý có hình thức hóa đơn điện tử và việc ủy quyền lập hóa đơn tạo điều kiện cho việc mở rộng TMĐT.

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)