Nghĩa đối với nhà nước

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 29)

5. Kết cấu đề tài

1.3.4.1 nghĩa đối với nhà nước

Thứ nhất, làm tăng vào nguồn thu chính vào NSNN. Như đã biết, thuế là

nguồn thu chính của nhà nước, là nguồn để nhà nước duy trì và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được vào hằng năm là rất lớn nhờ vào hoạt động TMĐT, các hình thức kinh doanh bằng phương tiện điện tử rất đa dạng, nó tồn tại dưới nhiều hình thức đó có thể là mua bán trực tiếp hàng trên các trang Website, kinh doanh tải nhạc chờ, nhạc chuông, bài hát,…đây là các hoạt động có khả năng sinh lợi rất nhanh và cực lớn. Vậy nên, việc đánh thuế và thu vào ngân sách một phần lợi nhuận của họ là rất thích đáng.

Thứ hai, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà kinh doanh

trong và ngoài nước, mặc dù kinh doanh theo kiểu truyền thống hay kinh doanh bằng phương tiện điện tử. Quản lý chặt chẽ khâu quản lý thuế thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo những điều kiện và những chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật.

Hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa quy định đầy đủ và hoàn thiện trong hoạt động TMĐT, nhưng không vì lẽ đó mà các doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động này được tự do, tránh được nghĩa vụ thuế mà nhà nước bắt buộc đối với mọi công dân. Nhà nước đã và đang hoàn thiện hệ thống quản lý thuế trong hoạt động TMĐT, đảm bảo các đối tượng nộp thuế hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định đúng theo bản chất của hoạt động thương mại. Từ đây khuyến khích các doanh nghiệp an tâm khi cơ hội cạnh tranh và nghĩa vụ của họ là ngang nhau.

Thứ ba, tạo ra một cơ chế quản lý thống nhất trong quá trình thu thuế. Từ

đây, tạo ra sự nhất quán, đồng bộ, đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia hoạt động TMĐT đầy tiềm năng. Tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng truy

thu thuế nhanh chóng, kịp thời và đủ số thuế đã được ấn định từ các doanh nghiệp.

Thứ tư, đất nước ngày càng tiến xa hơn trong quá trình hội nhập vào nền

kinh tế toàn cầu. Chính sự ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet mà nhiều loại hình kinh doanh được phát triển, giao lưu hàng hóa thuận tiện và nhanh chóng, mối quan hệ hợp tác giữa các nước ngày càng mở rộng thông qua phương tiện điện tử.

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)