Tình hình cải cách thủ tục hành chính về thuế liên quan đến hoạt động thương mại điện

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 71)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2 Tình hình cải cách thủ tục hành chính về thuế liên quan đến hoạt động thương mại điện

thương mại thay cho hoạt động TM theo kiểu truyền thống. Qua đây, người đọc có thể hình dung bức tranh tổng thể phong phú về thực trạng phát triển TMĐT, bên cạnh đó đặt ra vấn đề: thương mại điện tử phát triển mạnh mang lại nguồn thu cho ngân sách rất lớn nhưng hiện nay số tiền thu vào Ngân sách Nhà nước là chưa đủ so với hiện trạng phát triển TMĐT. Vậy cần có những quy định chặt chẽ hơn trong việc thu thuế để tránh bỏ sót đối tượng mà quan trọng nhất là siết chặt những quy định việc sử dụng hóa đơn trong khâu thanh toán và các chi phí khấu trừ.

3.1.2 Tình hình cải cách thủ tục hành chính về thuế liên quan đến hoạt động thương mại điện tử thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành từ đầu năm 2000 và từng bước phát triển khá nhanh cho đến thời điểm hiện tại và sẽ phát triển hơn nữa trong thời đại kỹ thuật số như ngày nay. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thông kê chính thức hoạt động thu thuế đối với hoạt động TMĐT.

Hiện nay, các văn bản dự kiến được sửa đổi và thay thế, bổ sung trong báo cáo Thương mại điện tử năm 2012. Nay đã có hiệu lực vào 01/7/2013. : + Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về Thương mại điện tử. Nghị định quy định cụ thể ba

cấp độ quản lý đối với hoạt động TMĐT. Đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thiết lập Website TMĐT bán hàng phải làm thủ tục thông báo với cơ quan quản lý nhà nước. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc tổ chức đánh giá tín nhiệm Website TMĐT phải tiến hành đăng ký. Các tổ chức đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải xin cấp phép trước khi hoạt động. Các thủ tục thông báo Website TMĐT bán hàng và đăng ký Web cung cấp dịch vụ TMĐT được thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử do Bộ Công thương chủ trì. Cổng thông tin này cũng là nơi công bố công khai danh sách các Web đã thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký và các Website vi phạm quy định pháp luật, đồng thời là nơi tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân về các Web TMĐT có hành vi vi phạm để xử lý. + Thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 20/6/2013 của Bộ Tài chính về Quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến Website thương mại điện tử thay thế Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động của các Website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

+ Thông tư số 35/2013/TT-BTC ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung một số điều ở Thông tư số 180/2013/TT-BTC, có hiệu lực 01/6/2013.

+ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thay thế cho Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

+ Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về Chống thư rác.

Nhìn chung, đây là những văn bản quy phạm pháp luật góp phần vào việc hạn chế những thực tế phát sinh trong hoạt động TMĐT cho đến thời điểm hiện tại. Tạo lập nên móng vững chắc cho cơ chế quản lý thuế liên quan đến hoạt động TMĐT, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và an tâm cho những chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh.

Song hành với những quy định mới điều chỉnh thương mại điện tử trong những năm trở lại đây. Những vấn đề liên quan đến khâu quản lý thuế cũng

từng bước được cải thiện rõ rệt, siết chặt các giao dịch thương mại điện tử hơn so với thời gian trước, nhằm tăng khả năng quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế cũng như kiểm soát được chủ thể tham gia hoạt động TMĐT.

Lần đầu tiên, tên gọi “hóa đơn điện tử” được đưa vào tại điểm b, khoản 2, điều 4 “loại, hình thức và nội dung hóa đơn” tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Thông tư 51). Trước khi Thông tư ban hành, hóa đơn điện tử đã tồn tại lâu đời và gắn chặt với các giao dịch điện tử trong hoạt động TM vào những năm đầu hoạt động. Tuy nhiên, các hóa đơn này chỉ mang yếu tố tạm thời, được xem là hóa đơn tạm thời của sự giao dịch - tất cả các hóa đơn đều phải được thể hiện ra giấy và là chứng cứ hữu hiệu của sự giao dịch khi có tranh chấp phát sinh hay phải xác định nghĩa vụ thực hiện thuế, giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chưa được công nhận. Với phương thức hoạt động thương mại điện tử, phạm vi hoạt động có tính phi biên giới thì hóa đơn điện tử lại tạo nên sự nhanh chóng, chính xác khi thực hiện việc thanh toán.Vấn đề có nên công nhận giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử hay không? Nếu không công nhận giá trị pháp lý của hình thức hóa đơn mới này thì liệu có đảm bảo được nhu cầu giao dịch của các chủ thể kinh doanh không, tạo ra những khó khăn trong vấn đề thanh toán điện tử, kìm hãm tiềm năng phát triển của TMĐT. Chính những yêu cầu thực tế, Thông tư 51 đã ra đời. Đặc biệt hơn, những vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử được ghi nhận tại một Thông tư hướng dẫn riêng đó là Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Từ đây, tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán trong hoạt động TMĐT nói chung, nhu cầu về hóa đơn của chủ thể tham gia nói riêng. Là yếu tố quan trọng để làm chứng từ trong việc khấu trừ thuế.

Theo Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 về phê duyệt tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn năm 2011-2015: đưa ra các mục tiêu cần đạt được trong TMĐT và các kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động TMĐT với mục tiêu: Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia,

thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.46 Thuế cũng là một trong các nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển TMĐT mà Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế và được sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 35/2013/TT-BTC là minh chứng điển hình. Cơ quan quản lý thuế đã có cơ sở pháp lý trong việc thu thuế thông qua giao dịch điện tử, phương thức giao dịch điện tử đã ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong cả thương mại lẫn quản lý thuế.

Đây là nội dung mới của Thông tư số 35/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 01/04/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 hướng dẫn về giao dịch điện tử lĩnh vực thuế. Theo đó, ngoài hai hình thức khai thuế điện tử đã được quy định trước đây là khai thuế trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và khai thuế bằng các phần mềm công cụ hỗ trợ khai thuế thì Thông tư này còn quy định thêm một hình khai thuế khác là thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (tổ chức cung cấpdịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế và cơ quan thuế cấp Giấy công nhận).Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ thuế điện tử đến cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế chậm nhất là 2h/1 lần kể từ nhận được hồ sơ. Ngoài ra, Thông tư cũng bổ sung điều kiện thực hiện thu, nộp thuế điện tử đối với các ngân hàng thương mại. Cụ thể, bên cạnh việc thỏa mãn yêu cầu của pháp luật về giao dịch điện tử; có dịch vụ ngân hàng điện tử đảm bảo ghi nhận và truyền tải được đầy đủ thông tin về nộp thuế của người nộp thuế, thì các ngân hàng thương mại còn phải đáp ứng thêm điều kiện đã tham gia phối hợp thu Ngân sách Nhà nước; có phần mềm ứng dụng thu Ngân sách Nhà nước qua mạng và các giải pháp kỹ thuật về an toàn, bảo mật thông tin nộp thuế của người nộp thuế theo quy định tham gia phối hợp thu Ngân sách Nhà nước hiện hành.

Đây là xu thế quản lý hợp với tình hình phát triển của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng nộp thuế trong hoạt động TMĐT thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, giảm thời gian, chi phí, nhanh chóng, chính xác cho các đối tượng nộp thuế.

46 điều 1, Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015, Tr.1.

Mặc dù Thông tư 134/2008/TT-BTC qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn không bao quát hết được việc quản lý những đối tượng hoạt động trong TMĐT. Thế nên, Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam ra đời và thay thế cho Thông tư số 134. Theo quy định tại Thông tư 60, chuyển nghĩa vụ nộp thuế cho đối tượng trong nước, tức là khi giao kết hợp đồng với chủ thể không có sự hiện diện thương mại tại Việt Nam, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN cũng như tạo dễ dàng kiểm soát thông tin của người nộp thuế. Cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nước nộp thuế thay cho chủ thể nước ngoài thì được khấu trừ lại khi thanh toán hợp đồng.

Một phần của tài liệu một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện tử (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)