Xây dựng quy trình vận dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm trong viê ̣c

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên trường đại học thăng long cai nghiện game online (Trang 63)

7. Phƣơng pháp can thiệp

3.1. Xây dựng quy trình vận dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm trong viê ̣c

viê ̣c giảm thiểu hành vi chơi Game online cho sinh viên

3.1.1. Lựa chọn loại hình nhóm của Công tác xã hội nhóm để tiến hành can thiệp

Trong quá trình xây dựng qui trình vận dụng biện pháp can thiệp của CTXH nhóm trong việc cai nghiện GO, chúng tôi lựa chọn loại hình nhóm xã hội hoá một trong những hình thức phổ biến của mô hình CTXH nhóm. Việc ứng dụng CTXH nhóm ở những loại hình nhóm nói chung và nhóm xã hội hóa nói riêng với mục đích tạo điều kiện để mỗi cá nhân khi tham gia nhóm sẽ có cơ hội, điều kiện để tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân, học tập chia sẻ kinh nghiệm qua các hoạt động cùng tham gia. Ở đó, cá nhân sẽ có khả năng tăng cƣờng sự đồng cảm với ngƣời khác nhằm phát triển các mối quan hệ tƣơng tác có hiệu quả hơn, tăng cƣờng sức mạnh hỗ trợ tiềm năng.

Tham gia nhóm, mà cụ thể là nhóm xã hội hóa, mỗi cá nhân sẽ nhìn nhận đƣợc giá trị và lí giải đƣợc tại sao nhóm lại hình thành với vai trò và ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu, mang lại những giá trị đối với đời sống của mỗi ngƣời.

Việc phân biệt các loại hình CTXH nhóm chỉ mang tính chất tƣơng đối. Trong thực tế, tác động của nhóm là rất lớn và có cơ chế vận hành, hoạt động rất đa dạng, phức tạp. Do đó, khi sử dụng một hoạt động của nhóm xã hội hóa, có thể hƣớng đến nhiều mục tiêu hoặc cũng có thể dùng nhiều loại hình nhóm khác hỗ trợ nhƣ nhóm nhiệm vụ, nhóm giải trí, nhóm giáo dục...

Nhóm xã hội hóa nằm trong mô hình phát triển một trong ba mô hình tiếp cận CTXH nhóm (mô hình phòng ngừa; mô hình chữa trị trị liệu, giải quyết vấn đề; mô hình phát triển) đƣợc lựa chọn và ứng dụng với nhóm trong đó các thành viên có nhu cầu đƣợc nâng cao hiểu biết, nhận thức, thông tin, năng lực để có thể tự mình giải quyết những vấn đề đặt ra cho cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Mô hình phát

triển tạo môi trƣờng với những cơ hội, điều kiện để các thành viên nhóm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phát triển nhận thức, thay đổi tích cực suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, tiếp cận giải pháp, thực hành kĩ năng, vận dụng thực tế đời sống và giải quyết những vấn đề gặp phải. Mô hình này có thể đƣợc thực hiện độc lập với đối tƣợng xác định, nhƣng đối với hai mô hình còn lại thì một trong những đích hƣớng tới quan trọng cũng chính là sự phát triển của nhóm và của mỗi thành viên.

Mô hình phát triển nhấn mạnh đến sự tự hoàn thiện của mỗi thành viên trong nhóm. Vì vậy, đây là mô hình khẳng định giá trị cao và là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thành công của CTXH nhóm đối với nhóm đối tƣợng, cụ thể ở đây là nhóm xã hội hóa. Mô hình phát triển ứng dụng phổ biến đối với các đối tƣợng có nhu cầu nâng cao nhận thức, kĩ năng ứng phó với những nan đề, những bất thƣờng, những mâu thuẫn xung đột xảy ra trong cuộc sống... nhấn mạnh đến khả năng tự nhận thức, tự xử lí tình huống dựa trên sự hiểu biết, phân tích, đánh giá, ra quyết định, thực hiện hành động, giải pháp của mỗi cá nhân những thành viên đã và đang tham gia nhóm.

3.1.2. Kế hoạch vận dụng Công tác xã hội nhóm với nhóm thân chủ

3.1.2.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm * Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động

Loại hình nhóm: nhóm xã hội hóa Chọn nhóm thành viên:

Đối tƣợng: SV ĐHTL, phƣờng Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Giới tính : Nam và nữ

Số lƣợng : 11 thành viên Độ tuổi : 19 - 21 tuổi

Phạm vi lựa chọn: Lựa chọn 11 SV bị xếp vào diện bị học lại nhiều môn; trong số đó có 06 em nghiện GO mức độ 3 (theo test Young) đang trong tình trạng bị học thử thách là tự nguyện và mong muốn tham gia nhóm; 02 em là những thành viên đã từng nghiện GO và đã giảm xuống mức độ nhẹ, vƣợt qua tình trạng học thử thách 02 kỳ, 03 em là SV thuộc các ngành CTXH, Toán tin - yêu thích các hoạt động xã hội, năng động, nhiệt tình và tự nguyện tham gia nhóm. Hầu nhƣ các em trong nhóm đã

từng quen biết nhau và có mối quan hệ bạn bè từ trƣớc. Trong đó 02 em đã từng nghiện GO sẽ là nguồn nội lực quan trọng của nhóm trong việc tác động hỗ trợ các bạn cùng nhóm từ bỏ hành vi này.

Lãnh đạo nhóm: Ban đầu là NVCTXH nhƣng sau khi nhóm đã đi vào hoạt động, các thành viên dần dần có sự thấu hiểu nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau, hòa nhã trong giao tiếp thì nhân viên CTXH sẽ chuyển giao việc lãnh đạo cho các thành viên trong nhóm.

Địa điểm sinh hoạt: Phòng Tự học, tầng 4, tòa nhà 7 tầng, ĐHTL với các điều kiện sau:

Phòng đƣợc trang trí rất bắt mắt, thiết kế bàn ghế nhiều màu sắc, có bàn ghế kê quây tròn khoảng 11 ghế dành cho sinh hoạt nhóm; Ngoài ra có cả bàn ghế đƣợc kê phù hợp với những lúc cần thuyết trình.

Diện tích đủ rộng cho các hoạt động nhóm 11 ngƣời;

Đảm bảo yên tĩnh; thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt của các thành viên trong nhóm. Thời gian sinh hoạt:

Không trùng lặp với các buổi học văn hóa trên lớp;

Đảm bảo duy trì không quá nhiều buổi trong tuần để tránh không làm mất thời gian học tập của các em;

Thời gian hoạt động có thể thay đổi linh hoạt trong tuần song phải có sự báo trƣớc cho các thành viên để đảm bảo các em đến đông đủ và đúng giờ;

Nhóm dự trù sinh hoạt cố định vào chủ nhật hàng tuần, cụ thể: Thời gian cho một buổi sinh hoạt là sáng chủ nhật từ: 7h30 9h00.

Nhóm sinh hoạt trong 7 tuần và dự định sẽ tiến hành duy trì nhóm cho các hoạt động tiếp theo trong thời gian sau.

* Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm

Mục đích

Tạo ra môi trƣờng nhóm lành mạnh để tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa các thành viên. Ở đó các thành viên tích cực sẽ hỗ trợ thêm cho các thành viên nghiện GO, giúp các em thay đổi nhận thức, hành vi tiêu cực này để trở thành thành viên tích cực trong nhóm, trong cộng đồng. Thông qua các hoạt động chung của nhóm, các thành viên đƣợc học hỏi để biết cách kiểm soát hành vi chơi Game, loại bỏ các cảm

xúc tiêu cực gặp phải, giảm thiểu hành vi chơi Game, hình thành hành vi tích cực thay thế.

Mục tiêu:

Tổ chức 5 buổi nói chuyện, chia sẻ thông tin giữa các em với nhau, giữa các em với NVCTXH, các chuyên gia để giúp các em trong nhóm hiểu về nhau hơn, đặc biệt giúp những em nghiện GO hiểu rõ vấn đề của mình, từ đó có cách thức giải quyết.

Tổ chức hoạt động chơi trò chơi, đóng vai tình huống…để các em đƣợc trải nghiệm, từ đó giúp các em có đƣợc những kĩ năng cần thiết, bổ ích trong làm việc nhóm, tƣơng tác nhóm, và đặc biệt là giúp các em hình thành kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề của bản thân.

Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm giúp các thành viên trải nghiệm các bài tập thƣ giãn cảm xúc, kiểm soát cảm xúc tiêu cực, hình thành hành vi tích cực thay thế hành vi chơi GO.

Giúp các thành viên trải nghiệm một số giá trị sống nhƣ trung thực, hợp tác, trách nhiệm.

NVCTXH huy động nguồn lực để tổ chức đƣợc một buổi vui chơi, sinh hoạt ngoài trời. Từ hoạt động này, tạo nên sự thân mật, gắn kết và gần gũi hơn nữa giữa các em; tạo môi trƣờng giao tiếp cởi mở, thân thiện.

* Xác định nguồn lực của nhóm

Nội lực:

Mỗi thành viên trong nhóm đều học cùng trƣờng nên thuận tiện trong việc tập hợp, liên lạc với nhau trong các hoạt động cũng nhƣ thống nhất đƣợc về thời gian, địa điểm sinh hoạt của cả nhóm.

Sức mạnh của toàn nhóm: khả năng của ngƣời lãnh đạo và của tất cả các thành viên trong nhóm nhƣ: sự đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau; sự tuân thủ các nguyên tắc nhóm vì lợi ích chung và mục đích chung cho sự phát triển của cả nhóm; sự hỗ trợ tích cực từ các thành viên đã bỏ GO thành công.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trƣờng học tƣơng đối thuận tiện để thực hiện các hoạt động của nhóm: hệ thống phòng tự học dành cho SV đƣợc thiết kế độc đáo lôi cuốn sự tham gia của SV.Nhà trƣờng đầu tƣ đổi mới khu phòng tự học với không gian mở, rộng rãi với mục đích thúc đẩy SV trau dồi và rèn luyện khả năng làm việc tập thể, hỗ trợ tối đa việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm hết sức cần thiết dành cho SV.

Sự quan tâm của nhà trƣờng (về điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ một phần tài chính cho các hoạt động), sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp trong trƣờng và SV các khóa.

Sự hỗ trợ của các mô hình câu lạc bộ trong trƣờng: câu lạc bộ truyền thông, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, câu lạc bộ những ngƣời làm CTXH ĐHTL.

* Xây dựng kế hoạch dự thảo chương trình hoạt động của nhóm

KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP VÀ DỰ THẢO HOẠT ĐỘNG VỚI NHÓM TC

Thời gian Hoạt động Ngƣời thực hiện Địa điểm

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thành lập nhóm (từ 2/5/2014 30/7/2014)

Liên hệ với trƣờng Đại học. Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trƣờng hoạt động.

Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm.

Xây dựng kế hoạch dự thảo chƣơng trình hoạt động NVCTXH sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Liên hệ các phòng ban trong trƣờng hỗ trợ cơ sở vật chất

Giai đoạn 2: Khởi động và bắt đầu hoạt động (từ 01/08 – 08/8/2014)

Tuần 1 (từ 01/8 07/8)

Họp nhóm buổi đầu.

Làm quen và giới thiệu các thành viên trong nhóm, lí do thành lập. Phá băng: Mỗi thành viên nhóm tự giới thiệu bản thân và một lý do để gia nhập nhóm.

Xác định lại mục đích, mục tiêu hoạt động nhóm một cách thống nhất cho NVCTXH và nhóm TC (nhóm TC) Phòng tự học tầng 4 – thuộc Thƣ viện ĐHTL

Thời gian Hoạt động Ngƣời thực hiện Địa điểm

cả nhóm TC.

Thảo luận, đƣa ra những nguyên tắc nhóm.

Bầu ra nhóm trƣởng.

Lên kế hoạch, thống nhất thời gian, địa điểm cho các buổi sinh hoạt.

Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động giai đoạn trọng tâm (từ 09/08 – 05/09/2013)

Tuần 2 (từ 08/08 14/08/2014)

Giới thiệu lại mục đích cơ bản để thiết lập nhóm và giúp các thành viên nhóm hiểu hơn về nghiện Game. Trình bày lại một cách ngắn gọn lý do và khuôn mẫu mà nhóm đã thiết lập.

Hoàn thành bảng liệt kê nghiện Game.

Khảo sát những nhân tố của nghiện Game.

Mời chuyên gia đến làm việc và hƣớng dẫn cho nhóm về kĩ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực và hình thành hành vi tích cực thay thế: Các thành viên nhóm TC đƣợc chia sẻ cảm xúc tiêu cực mà họ đã và đang trải nghiệm.

Tìm hiểu đƣợc những tâm tƣ nguyện vọng cụ thể của các thành viên trong nhóm TC về việc tăng cƣờng nhận thức của nhóm về tác hại của việc chơi game; cung cấp kỹ năng, phƣơng pháp giảm thiểu hành vi này

Chuyên gia, NVCTXH và nhóm TC Phòng tự học tầng 4 – Thƣ viện ĐHTL

Thời gian Hoạt động Ngƣời thực hiện Địa điểm

nhƣ kỹ thuật huấn luyện sự kiên định, trị liệu nhận thức hành vi kiểm soát cơn nghiện….

Phát hiện và sửa chữa lỗi tƣ duy của các em SV về hành vi chơi GO, những tác động của nó đối với bản thân và lỗi tƣ duy của SV về vấn đề học tập. Tuần 3 4 (từ 15/08 28/08/2014)  NVCTXH nhóm hƣớng dẫn cho nhóm một số bài tập và giúp các thành viên trong nhóm trải nghiệm những bài tập về cảm xúc nhƣ bài tập “hít thở”, “điều hòa cảm xúc”;

 Cả nhóm thảo luận định hƣớng một số biện pháp giúp các thành viên trong nhóm TC vƣợt qua cảm xúc tiêu cực;

 Nhóm TC học k ỹ thuật huấn luyện sự kiên định trong việc giảm thiểu hành vi chơi GO;

 TC học li ệu pháp chế ngự sự căng thẳng, lo lắng, bồn chồn khi phải giảm thiểu thời gian chơi game hoặc không chơi game trong một thời gian nhất định.

Giúp nhóm xem lại mục tiêu của nhóm và tiếp tục làm các thẻ nhắc nhở tích cực/ chính xác và thảo luận những ví dụ của việc sử dụng quá mức game và những lợi ích chủ yếu của việc giảm bớt thời gian chơi

Chuyên gia,

NVCTXH và

Thời gian Hoạt động Ngƣời thực hiện Địa điểm

game; Bài tập về nhà là ứng dụng những thẻ nhắc nhở chính xác.

 Hƣớng TC tham gia các sinh hoạt, các trò chơi giải trí khác mà TC yêu thích.

  thông qua việc tổ chức một buổi sinh hoạt mang tính giải trí bao gồm văn nghệ và kịch tình huống về chủ đề thực hành kĩ năng giải quyết vấn đề không sử dụng GO.

Tuần 5 6 (từ 01/09 15/09/2014)

Giúp các thành viên trải nghiệm một số giá trị sống nhƣ: trung thực, hợp tác, trách nhiệm.

Chuyên gia,

NVCTXH và

nhóm TC

Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc hoạt động (từ 16/09 22/09/2013)

Tuần 7 (từ 1 5/09

22/09/2014)

 Tổ chức một buổi sinh hoạt nhóm ngoài trời vui chơi, giải trí giúp các thành viên gắn kết và chia sẻ những với nhau.

 Tiến hành một buổi lƣợng giá những kết quả đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc (thông qua các mẫu phiếu đánh giá của cá nhân, cả nhóm với các hoạt động của từng giai đoạn và cả quá trình).

 Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm.

Chuyên gia,

NVCTXH và

nhóm TC

3.1.2.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi động và tiến hành hoạt động * Quá trình chuẩn bị cho các hoạt động cụ thể của từng giai đoạn

Chuẩn bị về cơ sở vật chất và phƣơng tiện sinh hoạt nhóm:  Phòng họp và sinh hoạt nhóm

 Thiết bị, âm thanh: loa đài, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ màu, thẻ màu, giấy A0, giấy A4, băng dính giấy, những tài liệu liên quan đến các thành viên (bản sao mẫu đăng kí tham gia nhóm, giấy giới thiệu sinh hoạt nhóm)

-Nội dung thực hiện:

Hoạt động chào đón và giới thiệu

NVCTXH giới thiệu về bản thân, nêu nhiệm vụ và vai trò của mình

Yêu cầu các thành viên trong nhóm giới thiệu về bản thân, NVCTXH cần chú ý hƣớng dẫn cho hoạt động này để các thành viên nêu bật đƣợc các đặc điểm riêng của mình; thấy đƣợc thế mạnh của bản thân và ngƣời khác. Cách giới thiệu có tính chất hóm hỉnh, hài hƣớc sẽ tạo sự thân thiện và giúp các thành viên dễ xích lại gần nhau hơn.

Đề nghị các thành viên cùng thảo luận, bàn bạc để đưa ra nội qui của nhóm:

NVCTXH đã chuẩn bị sẵn một số nguyên tắc hoạt động cơ bản của nhóm mà trong đó đã có ý kiến của nhóm thân. Sau đây là một số nguyên tắc cụ thể nhƣ sau:

1. Mọi thông tin cá nhân chia sẻ trong nhóm đƣợc đảm bảo giữ bí mật. 2. Mọi thành viên phải đi sinh hoạt đúng giờ.

3. Mọi thành viên cần nỗ lực và chia sẻ chân thành, trung thực.

4. Mọi ý kiến đƣa ra cần đƣợc các thành viên trong nhóm tôn trọng, lắng nghe. 5. Tôn trọng đời sống cá nhân của mỗi thành viên khi họ không tiện chia sẻ.

6. Các thành viên trong nhóm cùng tham gia giải quyết vấn đề. 7. Luôn khuyến khích các thành viên hỏi, phát biểu và phản hồi thông tin. 8. Sẽ thông báo trƣớc lịch trình sinh hoạt cụ thể cho các thành viên khi có sự thay đổi. 9. Cùng chung sức thiết lập môi trƣờng dân chủ, hỗ trợ và phát triển.

10. Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều bình đẳng và có cơ hội trải nghiệm nhƣ nhau.

11. Tin tƣởng vào mục đích chân chính của nhóm.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên trường đại học thăng long cai nghiện game online (Trang 63)