Các khái niệm công cụ liên quan đến lý luận về nghiện Game online

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên trường đại học thăng long cai nghiện game online (Trang 29)

7. Phƣơng pháp can thiệp

1.1.1 Các khái niệm công cụ liên quan đến lý luận về nghiện Game online

1.1.1.1 Game online

Ở mỗi góc độ tiếp cận ta có những định nghĩa khác nhau về GO.

Theo Thông tƣ về quản lý trò chơi trƣ̣c tuyến do Bô ̣ Văn hoá Thông tin, Bô ̣ Công an, Bô ̣ Bƣu chính viễn thông ban hành tháng 6 – 2006 trò chơi trực tuyến (GO) là “trò chơi trên mạng Internet có sự tương tác giữa những người chơi với hệ thống

máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và giữa người chơi với nhau. Đây là một sản phẩm công nghệ cao, nó đã xây dựng một thế giới ảo qua màn hình máy vi tính, phục vụ nhu cầu giải trí cho người chơi, người chơi có thể tương tác với nhiều người khác nhau thông qua hình thức giải trí này” [tr2;23]

Về cơ bản, game là một phần mềm mô phỏng lại một hay nhiều sự vật, hiện tƣợng xảy ra ngoài cuộc sống thực hoặc do con ngƣời tƣởng tƣợng ra và đƣợc tái hiện lại trong một không gian ảo nơi ngƣời chơi có thể thông qua các thiết bị điều khiển (nhƣ nút bấm, cần gạt,…) để tƣơng tác với các sự vật hiện tƣợng đang xảy ra trong không gian ảo đó theo một quy tắc nhất định do ngƣời lập trình ra game đó tạo ra từ trƣớc.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, game sẽ đƣợc trang bị các tính năng cũng nhƣ giao diện rất khác nhau (giải trí, phát triển trí thông minh, truyền bá văn hóa, lịch sử, huấn luyện …) [30].

1.1.1.2. Ngƣời chơi game

Game thủ hay Gamer là cách gọi về ngƣời chơi game. Không phải ai chơi game cũng gọi là game thủ mà chỉ là những ngƣời chơi game thƣờng xuyên, có lòng đam mê, yêu thích đối với game [23].

1.1.1.3. Nghiện (Addiction)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1992), “trạng thái nghiện là một nhóm

những hiện tượng sinh lý, tập tính và nhận thức ở một người nào đó có thói quen sử dụng một hay nhiều chất, với ưu tiên cao hơn nhiều so với các thói quen sử dụng trước kia. Các đặc điểm trung tâm là giảm khả năng làm chủ sử dụng chất, một ý muốn mạnh mẽ (hay thèm muốn) dùng chất, ưu tiên cao đối với việc sử dụng so với các hoạt động khác, độ dung nạp tăng, các triệu chứng cai (trong một số trường hợp), hoặc thậm chí sử dụng mặc dù có hại. Việc chẩn đoán đòi hỏi ba hay trên ba đặc điểm xảy ra cùng lúc lặp đi lặp lại trên 12 tháng” [26;tr10].

Theo Vũ Dũng và cuộc sống (2009), “nghiện là trạng thái tâm lý thường là

bất bình thường của con người, xảy ra sau khi bị tiêm nhiễm một cách không chủ định một chất nào đó, hoặc sử dụng nhiều lần một sự vật, hiện tượng nào đó kèm theo sự biến đổi quá trình tâm sinh lý của cơ thể và biểu hiện ra ngoài thông qua hành vi, cách ứng xử và quan hệ của họ với những người xung quanh” [5;tr9].

Theo Nguyễn Khắc Viện (1992), thì thuật ngữ nghiện (tiếng Pháp: toxicomanie; tiếng Anh: Addiction) đƣợc giải thích nhƣ sau: “Để giảm đau, giải sầu

hoặc gây phấn chấn hào hứng thoát vào cảnh mơ mộng, từ xưa người ta vẫn dùng nhiều chất; lâu ngày cơ thể chịu được những liều cao, rồi đâm ra nghiện; thiếu thuốc sinh ra những triệu chứng sinh lý: uể oải, huyết áp hạ, chân tay run, có khi lên cơn giật,... và những triệu chứng tâm lý: đứng ngồi không yên, nhớ thuốc. Ngày nay dùng từ “lệ thuộc vào thuốc” (dependance)” [tr23;30].

Thông thƣờng nghiện đƣợc biểu hiện ở nhiều mức độ: mức độ nhẹ, hành vi và cách ứng xử của ngƣời nghiện rất khó phân biệt so với ngƣời bình thƣờng. Ở mức độ trung bình, hành vi và trạng thái bất bình thƣờng thỉnh thoảng lại xuất hiện, nhƣng ngƣời nghiện vẫn còn ý thức đƣợc hành vi, cách ứng xử của mình. Ở mức độ nặng, hành vi và cách ứng xử của ngƣời nghiện hoàn toàn hoặc gần nhƣ mất khả năng kiểm soát ý thức. Ngƣời nghiện ốm yếu, bạc nhƣợc, dễ sinh ra trộm cƣớp, vì bị thôi thúc phải tìm cho ra tiền mua thuốc; những lúc nhớ thuốc thì bất chấp mọi kỷ cƣơng, pháp luật. Ngƣời nghiện chủ yếu tìm cách dễ nhất để thoát khỏi những xung đột khó giải quyết trong cuộc sống, thoát khỏi trong chốc lát nhƣng hết cơn lại phải

đối phó, bất lực quay về với thuốc. Rồi bị xã hội xỉ vả, ruồng bỏ, ngày càng khó sống cuộc đời bình thƣờng, sống ngoài rìa xã hội, trở thành bụi đời.

Bối cảnh của những tâm trạng cá nhân ấy là cả cuộc khủng khoảng của một xã hội: thất nghiệp, mất phƣơng hƣớng của thanh niên, không còn lý tƣởng, thần tƣợng nào để noi theo, cuộc sống mất ý nghĩa, mong tạo ra những thiên đƣờng giả tạo (paradis artificiels). Những ngƣời nghiện thƣờng bi quan, mất phƣơng hƣớng, mất niềm tin vào cuộc sống, vào mọi ngƣời [30].

1.1.1.4. Nghiện Game online

Ban đầu , GO chỉ là một hình thức giải trí mang lại những phút giây thƣ giãn cho ngƣời chơi và hoàn toàn vô hại . Song nhƣ̃ng năm trở la ̣i đây , với sƣ̣ phát triển ma ̣nh mẽ của GO cả về số lƣợng và chất lƣợng, mô ̣t bô ̣ phâ ̣n ngƣời chơi đã trở nên ham mê , lạm dụng game quá mức , gây ra nhƣ̃ng ảnh hƣởng tiêu cƣ̣c đối với cuô ̣c sống của bản thân ho ̣ mà khái niê ̣m nghiê ̣n internet (trong đó bao gồm nghiê ̣n GO) đã đƣơ ̣c đƣa ra. Bác sĩ Kimberly Young là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm nghiê ̣n internet (1996) mô ̣t cách cơ bản . Đó là “một rối loạn kiểm soát xung lực không liên quan đến chất gây nghiện, tương tự như nghiện đánh bạc, nghiện tình dục…” [32; tr25].

Nghiện GO đƣợc từ điển bách khoa toàn thƣ của nƣớc Anh định nghĩa “là

xung động sử dụng máy tính để chơi trò chơi video đến mức cản trở cuộc sống bình thường. Người nghiện GO chơi game quá nhiều, cô lập mình với gia đình, bạn bè hoặc mọi hình thức tiếp xúc với xã hội, sự tập trung của họ vào chơi game mạnh hơn tất cả các sự kiện khác trong cuộc sống” [28; tr7].

Ngày nay, các nhà tâm thần học trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại của bệnh nghiện GO và cho rằng bệnh này có những đặc điểm của nghiện ma túy, đánh bạc bệnh lý và trầm cảm.

Nghiện GO là một hiện tƣợng tâm lý mà những ngƣời mắc phải hiện tƣợng này có sự gắn bó chặt chẽ với việc hoạt động chơi game, nhu cầu chơi game ngày càng lớn và có xu hƣớng ngày càng tăng về thời gian và cƣờng độ chơi game.

Trang web http://www.netaddiction.com đã lý giải nghiê ̣n internet nhƣ sau : “Nghiê ̣n internet giống như một hành vi mang tính chất ép buộc , nó cản trở đến

cuộc sống thường ngày của con người , gây nên những căng thẳng trong mối quan hê ̣ của người nghiê ̣n internet với gia đình , bạn bè , tình yêu và cả công việc . Với người nghiê ̣n, internet trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ , quan trọng hơn cả gia đình, bạn bè và công việ c. Internet trở thành yếu tố cơ bản thiết lập nên cuộc sống của họ. Họ sẵn sàng từ bỏ những cái mà họ yêu mến nhất để mà duy trì và tiếp tục hành vi có hại cho sức khoẻ này”

Nhà tâm thần học Michael Brody, đƣa ra định nghĩa về GO, theo đó ngƣời nghiện GO phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau:

“Ngƣời nghiện GO luôn đòi hỏi chơi game ngày càng nhiều để giữ đƣợc tình trạng tâm lý hiện tại của mình.

Nếu không đƣợc tiếp tục chơi GO, họ sẽ cáu gắt và cảm thấy rất khó chịu”. Theo Trịnh Hòa Bình – Viện xã hội học đƣa ra khái niệm ngƣời nghiện game nhƣ sau: “Người nghiện game là những người quên đi thực tại, đắm mình vào

game, chăm chút cho nhân vật hơn là quan tâm đến bản thân và những người xung quanh, không muốn tham gia các hoạt động xã hội khác. Khi tách khỏi game, phản ứng của họ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt…” [29;tr35].

Từ hành vi, biểu hiện của ngƣời nghiện game cũng nhƣ tổng hợp từ các khái niệm trên, chúng tôi đƣa ra khái niệm ngƣời nghiện GO là những ngƣời có một số đặc điểm nhƣ sau:

Ngồi chơi game online hơn năm giờ/ ngày hoặc không có cảm giác về thời gian, không gian khi đang chơi game online. Họ luôn bị thôi thúc bởi các hình ảnh trong trò chơi, cố gắng giảm thiểu thời gian ngồi trước máy vi tính nhưng đều thất bại.

Giấu gia đình hoặc người thân để thường xuyên chơi game online.

Quên mất các sự kiện quan trọng hoặc không thực hiện đầy đủ các công việc không liên quan đến máy tính do dành quá nhiều thời gian vào việc chơi game online. Việc này có thể dẫn đến hiệu suất làm việc giảm, hoặc thờ ơ với các hoạt động xung quanh như học tập, công việc...

Người nghiện game là những người quên đi thực tại, đắm mình vào game, chăm chút cho nhân vật hơn là quan tâm đến bản thân và những người xung quanh,

không muốn tham gia các hoạt động xã hội khác. Họ hầu như không có các hoạt động xã hội và không có bạn bè. Nếu có chỉ là bạn bè trên thế giới ảo. Mọi hoạt động khác của người bị nghiện game đều bị thay thế bằng game. Khi tách khỏi game, phản ứng của họ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt...

Tiếp tục chơi game online bất chấp những trục trặc hoặc khó khăn trong công việc, học tập hoặc các mối quan hệ gia đình, bạn bè. Có những dấu hiệu của chứng suy nhược và có xu hướng hành xử theo các mối quan hệ trong trò chơi game online.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên trường đại học thăng long cai nghiện game online (Trang 29)