Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên trường đại học thăng long cai nghiện game online (Trang 37)

7. Phƣơng pháp can thiệp

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp

1.2.1. Thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống đƣợc đề xƣớng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng Ludwig von Bertalanffy (1901 1972). Ông đƣa ra quan điểm rằng tất cả các cơ quan đều là hệ thống bao gồm những hệ thống nhỏ và phần tử của hệ thống lớn hơn. Tác giả Ludwig von Bertalanffy cũng đƣa ra một khái niệm khác của hệ thống là tập hợp những thành tố đƣợc sắp xếp theo một trình tự và quy luật theo một thể thống nhất. Tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ và các tiểu hệ thống tạo nên hệ thống lớn hơn. Trong đó có 3 loại hệ thống thoã mãn cuộc sống của con ngƣời là:

Hệ thống chính thức: tổ chức công đoàn, cộng đồng… Hệ thống phi chính thức: bạn bè, gia đình…

Hệ thống xã hội: bệnh viện, nhà trƣờng…

Sau này, lý thuyết hệ thống đƣợc các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển nhƣ Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980). Tuy nhiên, để lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác, tiếp đến là Germain và Giterman.

Chúng ta có thể thấy, lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, với nhóm và ngƣợc lại. Trong CTXH không thể không đề cập tới sự ảnh hƣởng qua lại đó nhằm xây dựng và phát huy những tiềm năng, sức mạnh góp phần tạo nên những lợi thế trong thực hành CTXH [21].

Mối liên hệ của nhóm TC với cộng đồng/ các nhóm xã hội khác đƣợc thể hiện qua sơ đồ sinh thái sau:

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển hệ thống xã hội nghiên cứu cũng chú ý đến các giải pháp hỗ trợ, chăm sóc của CTXH nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần cho SV đại học nói chung và SV ĐHTL nói riêng.

Nhóm TC Khoa Kinh tế Quản lý Gia đình Phòng công tác chính trị và quản lý SV Trƣờng SV ngành CTXH Bạn bè Câu lạc bộ CTXH, cầu lông, bóng bàn,

yoga, ghi ta… ĐHTL

Văn phòng Đoàn, công đoàn

Viê ̣c áp du ̣ng lý thuyết hê ̣ thống vào đề tài nhằm đánh giá mối liên hê ̣ giƣ̃a hành vi chơi GO , nghiê ̣n GO của mỗi cá nhân với các hệ thống khác trong môi trƣờng sống của ho ̣, nhu cầu tƣ̀ng ngƣời và khả năng đáp ƣ́ng của môi trƣờng còn có những chênh lệch gì . Qua đó, giúp các cá nhân thay đổi hành vi , nhâ ̣n thƣ́c cho phù hợp với môi trƣờng sống của họ hoặc thay đổi các hệ thống gần gũ i trong môi trƣờng [21].

1.2.2. Thuyết nhận thức – hành vi

Thuyết hành vi cổ điển với đại diện tiêu biểu là J. Watson (1913) đã lấy hành vi là đối tƣợng nghiên cứu của Tâm lý học. Họ đƣa ra công thức nổi tiếng sau:

Trong đó, S là kích thích và R là phản ứng lại kích thích.

Lý thuyết cho rằng con ngƣời có phản ứng do có sự thay đổi của môi trƣờng để thích nghi. Nhƣ vậy, khi có 1S sẽ xuất hiện nhiều R của con ngƣời, nhƣng dần dần sẽ có 1R có xu hƣớng lặp đi lặp lại do chúng ta đƣợc học hay đƣợc củng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi. Nhƣ vậy theo thuyết này thì hành vi con ngƣời là do chúng ta tự học mà có và môi trƣờng là yếu tố quyết định và hành vi con ngƣời bị hoàn cảnh điều khiển giống nhƣ một cái máy từ tác nhân kích thích bên ngoài.

Trƣờng phái hành vi mới mà đại biểu là Thornkide và S. Kinner đã bổ sung thêm yếu tố nhận thức của cá nhân trƣớc phản ứng lại các kích thích của môi trƣờng. Trong cách tiếp cận của trƣờng phái hành vi mới bổ sung thêm yếu tố O (phản ứng với sự tham gia của quá trình nhận thức và tƣ duy). Vì vậy, công thức của chủ nghĩa hành vi mới nhƣ sau:

S - O - R

(O là yếu tố trung gian, là vốn sống, vốn kinh nghiệm, là những trải nghiệm của chủ thể có tình huống kích thích)

Theo cách tiếp cận mới này, vấn đề nghiện GO đƣợc hình thành ở chủ thể không chỉ chịu sự tác động của môi trƣờng mà còn phụ thuộc vào tâm thế đón nhận của

S

(Kích thích)

R (Phản ứng)

chủ thể. Con ngƣời không chỉ trả lời các kích thích một cách bản năng vô thức mà hành vi của họ có sự tính toán và có ý thức [31].

Vận dụng quan điểm của thuyết hành vi mới giúp chúng ta xác định đƣợc nguyên nhân gây ra nghiện GO và cách thức giải quyết của bản thân SV khi gặp vấn đề này nhƣ thế nào. Xem xét cách đón nhận và tháo gỡ đó đã hợp lý chƣa, cần thiết phải đề xuất biện pháp can thiệp của CTXH hay không, từ đó phối hợp với nhà trƣờng xây dựng mô hình trợ giúp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề cho SV trong trƣờng.

Trị liệu nhận thức hành vi đƣợc áp dụng sẽ là cơ sở cho công tác can thiệp vào việc làm thay đổi nhận thức, nâng cao nhận thức của các em SV và phụ huynh đối với vấn đề nghiện GO ở thanh thiếu niên. Từ đó xây dựng những hành vi tích cực có tính chất giảm thiểu việc chơi GO, tăng cƣờng việc học tập, giúp đỡ các em cải thiện tình hình học tập của bản thân.

1.3 Đặc điểm tâm lí của sinh viên nghiện Game online

Theo sƣ̣ phát triển của con ngƣời và các nghiên cƣ́u của các nhà tâm lý ho ̣c đã khẳng đi ̣nh, sinh viên là những ngƣời thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25. Tuỳ thuộc vào tƣ̀ng đối tƣợng, viê ̣c chơi game lâu dài , nghiê ̣n game ít nhiều sẽ có nhƣ̃ng tác đô ̣ng lên sƣ́c khoẻ, tâm lý, hành vi của các game thủ . Có một số đặc điểm chung dễ nhận thấy ở các SV nghiê ̣n game đó là:

* Về nhu cầu

GO trở thành nhu cầu nổi trội và bức bách nhất của ngƣời nghiện GO. Thậm chí nó còn lấn át các nhu cầu tự nhiên khác của con ngƣời. Theo các nghiên cứu từ phƣơng diện tâm lý học, hệ thống nhu cầu của ngƣời nghiện GO ở tầng bậc thấp. Nó chỉ liên quan đến những nhu cầu sơ đẳng nhất của con ngƣời. Những nhu cầu xã hội ở mức độ cao dần dần bị biến mất. Chính những điều này làm suy thoái con ngƣời xã hội và phát triển con ngƣời bản năng trong mô hình nhân cách của họ. Trong khi lứa tuổi thanh niên, hệ thống nhu cầu của nhân cách đã phát triển ở mức độ cao thì rõ ràng GO đã làm cho một bộ phận thanh niên trở nên khác biệt với bạn bè đồng trang lứa [29].

Nhƣ̃ng SV nghiê ̣n game thƣờng có biểu hiê ̣n say mê , cuốn hút khi tham gia vào các trò chơi trực tuyến và quan tâm đến mọi vấn đề trong game còn hơn cả nhƣ̃ng vấn đề đang xảy ra bên ngoài cuô ̣c sống nhƣ gia đình , bạn bè, sinh hoa ̣t tâ ̣p thể, vui chơi và ho ̣c tâ ̣p . Điều này đã một phần lý giải cho nguyên nhân tại sao trẻ chơi game nhiều với cƣờng độ lớn nhƣ hiện nay. Bởi game mang lại cho các em cảm giác thoải mái, tạm quên đi những vấn đề của cuộc sống. Trong quá trình chơi GO, kết quả của mỗi cuô ̣c chơi có tác đô ̣ng trƣ̣c tiếp lên tâ m lý ngƣời chơi nhƣ các em có thể cảm thấy vui khi đa ̣t đƣợc chiến thắng , buồn khi thất ba ̣i , ức chế, căng thẳng khi đang chơi. Nhƣ̃ng tác đô ̣ng tâm lý này có thể vẫn để la ̣i dƣ âm ngay cả khi ngƣời chơi đã chấm dƣ́t cuô ̣c chơi , trở về với các công viê ̣c thƣờng ngày của bản thân mình.

Khi phải ta ̣m dƣ̀ng cuô ̣c chơi do nhƣ̃ng lý do tác đô ̣ng tƣ̀ phía môi trƣờng bên ngoài thì các em hay có nhƣ̃ng biểu hiê ̣n tiêu cƣ̣c nhƣ bƣ̣c tƣ́c , cáu gắt . Nếu phải tạm dừng hoă ̣c bi ̣ buô ̣c phải nghỉ chơi game trong mô ̣t quãng thời gian thì các em cảm thấy nhớ , thèm chơi game dẫn đến buồn phiền , bƣ́t rƣ́t trong lòng . Những biểu hiện này dễ xuất hiện hơn ở những đối tƣợng thƣờng xuyên chơi GO trên 5h/ ngày. Trong một số trƣờng hợp đă ̣c biê ̣t nghiêm tro ̣ng có thể dẫn đến viê ̣c các em bi ̣ stress nă ̣ng, rối loa ̣n tâm lý dẫn đến trầm cảm [26].

* Về lối sống

Ngƣời nghiện GO ít chú ý đến ngƣời thân, thờ ơ với công việc, học hành, không quan tâm đến những vui buồn của cuộc sống, cƣ xử thiếu chuẩn mực [26]. Họ thƣờng gây xung đột với gia đình do lối sống tự do của mình. Các chuẩn mực gia đình không là nguyên tắc sống của họ. Báo chí đã nhiều lần lên tiếng về những hành vi phi đạo đức của thanh niên nghiện GO trở thành phạm pháp bởi để có tiền chơi game họ sẵn sàng mà đi trộm ốc vít đƣờng tàu, cƣớp tài sản hay những vụ hi hữu hơn nhƣ con giết bố, cháu giết bà cũng chỉ vì vài nghìn đồng để chơi game. Theo tác giả Lê Hƣơng [10], đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thanh niên nói chung là họ dần dần đón nhận các trách nhiệm xã hội thông qua các vai trò mà họ phải đảm nhiệm. Nhƣng ở các thanh niên nghiện GO thì các trách nhiệm này dƣờng nhƣ thiếu hụt. Vấn đề này cho thấy việc gắn mỗi ngƣời với các đoàn thể xã hội nhằm cung

cấp cho thanh niên những vai trò xã hội cùng trách nhiệm cụ thể sẽ hƣớng thanh niên đến với những giá trị sống tích cực và góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội hiện nay. Từ lối sống này mà thanh niên nghiện GO hình thành những thói quen xấu, những thói quen không hình thành từ quá trình luyện tập, giáo dục mà chỉ là những thói quen do tập nhiễm mà có. Nó phản ánh sự thiếu hụt trong nhân cách của thanh niên nghiện GO.

* Đời sống cảm xúc

Nhiều tác giả cho thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến nghiện GO là do sự buồn chán, thất vọng và bất lực trƣớc hoàn cảnh của một số cá nhân. Điều này cho thấy SV nghiện GO có đời sống tình cảm nặng nề. Với một cuộc sống xã hội không ổn định của mình, họ luôn cảm thấy bất an và chán nản. Họ thƣờng trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực hơn là tích cực. Vì thế, trƣớc những thách thức của cuộc sống họ dễ bị buông xuôi mà thiếu ý chí để vƣơn lên. Đặc điểm này của thanh niên nghiện GO cũng rất khác với lứa tuổi thanh niên nói chung bởi đặc trƣng của lứa tuổi này là sự ổn định và phát triển.

Nhƣ vậy, SV nghiện GO có những đặc điểm phát triển tâm lý trở nên khác biệt với bạn bè đồng trang lứa, là cơ sở khai thác và tìm hiểu phƣơng pháp hỗ trợ tốt nhất nhằm hỗ trợ cai nghiện GO cho sinh viên đại học nói chung và cho sinh viên trƣờng ĐHTL nói riêng.

1.4. Vài nét khái quát về Trƣờng Đại học Thăng Long

ĐHTL là một trƣờng đại học tƣ thục đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Là cơ sở giáo dục bậc đại học ngoài công lập đầu tiên, trƣờng đƣợc thành lập năm 1988 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long. Năm 2005, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định chuyển đổi loại hình của Trƣờng Đại học dân lập Thăng Long từ loại hình trƣờng dân lập sang loại hình trƣờng tƣ thục và mang tên: Đại học Thăng Long. Là một trong những trƣờng đại học tốt nhất Việt Nam, hoạt động trên nguyên tắc không vì lợi nhuận, tạo môi trƣờng giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thƣơng và tinh thần hợp tác. Đào tạo SV ở bậc đại học và sau đại học với chất lƣợng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực có tri thức của xã hội, đóng góp có hiệu quả vào chiến lƣợc công nghiệp hoá và hiện đại

hoá đất nƣớc. Tạo điều kiện cho SV, trong khung cảnh toàn cầu hoá giáo dục, đã đƣợc đào tạo ban đầu ở Trƣờng, di chuyển đến những trƣờng đại học tiên tiến trên thế giới để học tập tiếp, hay thực tập và nghiên cứu qua các hợp đồng ký kết hợp tác và trao đổi SV với những trƣờng đại học nƣớc ngoài.

Với truyền thống 26 năm xây dựng và phát triển, ĐHTL đang ngày càng khẳng định tên tuổi và chất lƣợng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Từ chỗ khởi điểm chỉ có vài chục sinh viên với một ngành đào tạo duy nhất là Toán Tin học, đến nay trƣờng có khoảng 8000 sinh viên với 15 ngành đào tạo. Quản lý số lƣợng sinh viên này chủ yếu là đội ngũ nhân viên phòng Đào tạo và phòng CTSV luôn làm việc nhiệt tình, chính xác và cƣ xử đầy tính nhân văn với sinh viên, giúp đỡ các em mỗi khi các em gặp khó khăn trong học tập. Ngoài ra, đội ngũ cố vấn học tập (là giảng viên giảng dạy trong từng khoa, ngành) cũng luôn theo sát các em trong từng chặng đƣờng học tập.

Chất lƣợng đầu vào của trƣờng ngày càng nâng cao: trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013 vừa qua, 50% số lƣợng sinh viên nhập học đạt từ 16 điểm trở lên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục gồm: gần 250 giảng viên cơ hữu, trong đó có 14 giáo sƣ, 18 phó giáo sƣ, 20 tiến sĩ, 115 thạc sĩ và hàng trăm giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học có uy tín lớn.

Cơ sở vật chất của trƣờng đƣợc đầu tƣ thiết kế, xây dựng hiện đại trên diện tích khuôn viên hơn 2,3 ha và đƣợc đánh giá là một trong những trƣờng đại học đẹp nhất Hà Nội hiện nay. Bên cạnh các phòng học đƣợc trang bị đầy đủ tiện nghi với điều hòa mát lạnh, loa, micro, máy chiếu chất lƣợng cao đƣợc gắn trong mỗi phòng học khiến sinh viên cảm thấy hứng thú, thoải mái trong mỗi giờ học. Để đáp ứng nhu cầu của ngƣời học, nhà trƣờng đã đầu tƣ xây dựng hệ thống phòng tự học đa chức năng: thảo luận nhóm, sinh hoạt khoa học, thực hành môn học giữa giảng viên và sinh viên... với không gian mở theo năm chủ đề khác nhau Tầng 3 Self dependent (Tự lập); Tầng 4 Self Study (tự học); Tầng 5 Self confident (Tự tin); Tầng 6 Passion (Đam mê) và Tầng 7 Success (Thành công) giúp các em có không gian để nghỉ ngơi, giải tỏa sau những giờ học căng thẳng. Các phòng tự học này

đƣơ ̣c trang trí cầu kỳ , đe ̣p mắt với nhƣ̃ng vâ ̣t du ̣ng quen thuô ̣c nhƣ hoa , cây cảnh, ghế bệt, bàn ngồi vòng tròn… khiến sinh viên mỗi khi bƣớc vào có cảm giác thân thiết nhƣ ở nhà. Mỗi phòng đƣợc sắp xếp và sơn những màu sắc khác nhau phù hợp với tên gọi của chúng khiến cho sinh viên luôn cảm thấy ham thích khi bƣớc vào đây để học nhóm hay nghỉ ngơi.

Xây dựng mô hình phòng tự học tại ĐHTL có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong việc giáo dục, định hƣớng sinh viên học tập và phát triển theo tinh thần tự học, nâng cao chất lƣợng đào tạo tại trƣờng; đảm bảo tính hiệu quả, phát huy tính sáng tạo và khích lệ tinh thần ngƣời học. Điều này cũng thể hiện sự chăm sóc, quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo ĐHTL trong hoạt động học tập cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng đời sống tâm lí của sinh viên nhằm định hƣớng, giáo dục các em có lối sống văn minh, tƣ tƣởng tiến bộ.

Bên cạnh đó, việc tích cực áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến, lấy ngƣời học làm trung tâm và gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Học tập và thi cử đƣợc tổ chức nghiêm túc theo tinh thần “Học thật, thi thật” nên sinh viên ra trƣờng có chất lƣợng đƣợc tuyển dụng vào các công sở, dễ tìm kiếm các công việc phù hợp với năng lực, sở thích của mình.

Không chỉ đẩy mạnh phát triển hoạt động giáo dục học tập, nhà trƣờng còn

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên trường đại học thăng long cai nghiện game online (Trang 37)