Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên trường đại học thăng long cai nghiện game online (Trang 55)

7. Phƣơng pháp can thiệp

2.3.2. Yếu tố khách quan

* Ảnh hưởng của điều kiện sống (gia đình, nhà trường)

Ảnh hƣởng từ môi trƣờng giáo dục trong gia đình cái nôi đầu tiên nuôi dƣỡng tâm hồn và nhân cách con ngƣời. Theo kết quả nghiên cứu, có 37,6% SV hiện nay không sống cùng với bố mẹ đẻ với một trong những nguyên nhân nhƣ bố mẹ đi làm ăn xa, li dị hoặc đã mất, trọ học xa nhà. Trên thực tế, bản thân những em này thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc giáo dục từ bố mẹ nên rất cần sự quan tâm đúng mức của ngƣời lớn nhằm mục đích quan tâm đến giáo dục, học tập, phát triển nhân cách toàn diện cho các em.

Môi trƣờng gia đình là môi trƣờng giáo dục đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách cũng nhƣ mọi mặt của mỗi thành viên, đặc biệt là đối với trẻ em. Gia đình là nơi nuôi dƣỡng, chăm sóc, dạy dỗ đầu tiên và đến suốt cuộc đời của mỗi con ngƣời. Một gia đình văn hóa, lành mạnh, giáo dục tốt sẽ tạo cho các thành viên trong gia đình một môi trƣờng an toàn để phát triển, hình thành nhân cách tốt. Ngƣợc lại, một gia đình luôn xảy ra những mâu thuẫn, căng thẳng, thiếu đi ngƣời

cha hoặc mẹ luôn phải lo toan cuộc sống hay có thành viên trong gia đình mắc tệ nạn xã hội là môi trƣờng không an toàn. Những SV sống trong những gia đình này thƣờng thiếu đi sự quan tâm chăm sóc, bị những căng thẳng, mệt mỏi, xung đột trong gia đình gây ảnh hƣởng nặng nề đến học tập, tƣ tƣởng của các em.

Xem xét trong mối quan hệ của SV với gia đình, chúng tôi nhận thấy khi các em mắc lỗi, bố mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trong gia đình có những biểu hiện hành động đa dạng, khác nhau tùy thuộc vào mức độ phạm lỗi của các em. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng 2.4 dƣới đây:

Bảng 2.3: Các biểu hiện hành động của cha mẹ/ngƣời chăm sóc khi con em họ chơi game

Hành động Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1. Khuyên bảo 26,2 3 2. Chửi mắng 38 2 3. Đánh đập 17,5 4 4. Đƣa ra các hình phạt 39,9 1 5. Coi nhƣ không có gì 13,7 5

Số liệu cho thấy, hành động mà cha mẹ hay ngƣời chăm sóc thƣờng sử dụng nhiều nhất là đƣa ra các hình phạt. Trong số 39,9% em hay bị xử phạt theo hình thức này thì có tới 45,2% em bị nhốt trong phòng, 93,2% em bị cấm không cho giao tiếp với bạn bè, 79,5% em bị cấm đi chơi. Điều đó nói lên rằng, mặc dù những hình phạt mà các vị phụ huynh đƣa ra tuy hơi có phần nghiêm khắc nhƣng đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc giáo dục, răn đe SV. Tuy nhiên, cũng có một số bậc phụ huynh có nhận thức, hiểu biết hơn biết khuyên bảo khi con em họ mắc lỗi

(26,2%) đã giúp các em rất nhiều trong sự hình thành và phát triển nhân cách và những lời khuyên bảo chí tình, đúng lúc, đúng chỗ sẽ là cẩm nang để các em mang theo trong suốt cuộc đời. Mặt khác, chỉ có 13,7% cha mẹ các em coi như không có gì khi các em mắc lỗi. Đây là biểu hiện cụ thể của hành vi sao nhãng, không quan

tâm, chú ý đến hành vi của con mình sự thờ ơ của các bậc phụ huynh cũng chính là một hình thức làm tổn thƣơng tinh thần đối với con trẻ. Các em cảm thấy cô đơn,

lạc lõng ngay trong chính gia đình mình. Trong khi đó, SV cho biết một số ý kiến khác nhƣ các em không chỉ chịu các hình phạt mà còn kèm theo những lời mắng nhiếc, xỉ nhục thậm tệ từ chính những ngƣời thân của mình. Hậu quả của những hình thức trừng phạt thân thể và trừng phạt tinh thần nói trên dẫn đến việc các em trở nên nhút nhát, mặc cảm hơn và không tin vào những giá trị của bản thân nên chúng khó có điều kiện hòa nhập với môi trƣờng xung quanh một cách thuận lợi. Xu hƣớng đó khiến các em có những phát triển tâm lý không bình thƣờng biểu hiện bằng sự phát triển nhân cách lệch lạc.

Bảng 2.4 dƣới đây chỉ ra rằng, có 30,1% SV cho biết rằng bầu không khí tâm lý trong gia đình các em là quan tâm, gắn bó, yêu thương nhau và 27,3% đƣợc sống trong gia đình với bầu không khí thoải mái, dễ chịu. Hai tiêu chí này đƣợc SV lựa chọn với tỉ lệ cao nhất đã minh chứng một sự đổi mới về giáo dục đã đi sâu vào từng gia đình và đƣợc các bậc phụ huynh nhận thức rõ rệt và thể hiện trong mối quan hệ với nhau và cách ứng xử với con cái. Ngƣợc lại, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ SV cảm thấy căng thẳng, ngột ngạt với không khí gia đình hiện tại (7,1%) và cảm nhận

sự lạnh nhạt và thờ ơ, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo (12%). Điều đó cho

thấy, trong gia đình những SV này có mầm mống của sự bất hạnh từ cuộc sống hôn nhân của cha mẹ nên sự quan tâm, chăm sóc của họ dành cho gia đình, nhất là con cái chƣa đầy đủ và đây chính là hệ quả để tạo nên những hành vi tiêu cực nhƣ vùi đầu vào game của các em.

Bảng 2.4: Bầu không khí tâm lý trong gia đình sinh viên

Bầu không khí tâm lí Tỉ lệ (%) Thứ bậc

1. Quan tâm, gắn bó, yêu thƣơng nhau 30,1 1

2. Lạnh nhạt, thờ ơ 12 4

3. Thỉnh thoảng cãi vã, xung đột 24,5 3

4. Căng thẳng, ngột ngạt 7,1 5

5. Thoải mái, dễ chịu 27,3 2

Tại trƣờng học nơi các em đang học tập, theo khảo sát cho thấy, “mặc dù hiện

tượng SV chơi và nghiện GO dẫn đến kết quả học tập kém không vượt qua được thời gian học thử thách và buộc phải bị thôi học khá phổ biến nhưng chưa thực sự

có một biện pháp hiệu quả nào để ngăn chặn hay giảm thiểu nó cả” (cô Nguyễn Thị

N, cán bộ phụ trách phòng CTSV cho biết). Từ kết quả cuộc thăm dò ý kiến của SV về việc trƣờng hay lớp của các em đã tổ chức các chƣơng trình truyền thông nâng cao nhận thức cho SV về hậu quả của việc chơi game hoặc chƣơng trình tập huấn nhằm trang bị những kĩ năng sống cho SV các khối lớp hay chƣa thì câu trả lời nhận đƣợc là chƣa có bất kể một chƣơng trình nào nhƣ vậy hoặc tƣơng tự nhƣ vậy.

Qua điều tra bằng bảng hỏi thực hiện với các em SV thƣờng xuyên chơi GO gần 50% em cho rằng mình cần có ngƣời hỗ trợ để giảm bớt hành vi chơi game và trong số đó chỉ có 41.6% em nhận đƣợc lời khuyên hay thông tin về cách thức giảm bớt thời gian chơi game còn 58.4% số em còn lại chƣa nhận đƣợc bất cứ lời khuyên hay sự tƣ vấn nào.

Nguồn hỗ trợ, tư vấn cho học sinh giảm bớt thời gian chơi game online

bố mẹ thầy cô bạn bè

phương tiện truyền thông cơ sở tư vấn, hỗ trợ xã hội Không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào

Biểu đồ 2.2: Nguồn hỗ trợ, tƣ vấn cho sinh viên giảm bớt thời gian chơi Game online

Những số liệu trên đã cho chúng ta thấy công tác hỗ trợ SV nghiện game còn có nhiều thiếu sót. Các hệ thống gần gũi với các em SV nhƣ gia đình, nhà trƣờng chƣa thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Các cơ sở tƣ vấn, hỗ trợ bên ngoài xã hội hầu nhƣ chƣa tiếp cận đƣợc với các em. Phƣơng tiện truyền thông đại chúng đã phần nào phát huy vai trò của mình, giúp đỡ các em tiếp cận với những thông tin bổ ích về cai nghiện game, những phƣơng pháp giảm thiểu hành vi chơi game của bản thân.

Một số em SV cho biết thái độ của gia đình khi thấy em chơi game quá lâu tỏ ra khá bực tức, mắng mỏ thậm chí là đánh mắng các em. Những lúc nhƣ thế phản

ứng các em thƣờng không bằng lòng, khó chịu và đôi khi là cãi lại, chống đối lại lời của bố mẹ. Điều này cũng có thể hiểu đƣợc bởi khi các em quá chú tâm vào chơi game, tâm lý các em không đƣợc ổn định do đó những tác động bên ngoài dễ gây ra những phản ứng thái quá, có phần tiêu cực.

* Ảnh hưởng của nhóm bạn bè (nhóm không chính thức)

Ở giai đoạn này, giao tiếp của các em với bạn bè đƣợc mở rộng. Trong đó, SV dành mối quan tâm đặc biệt đến giao lƣu bạn bè thông qua các hình thức: nhóm bạn học, bạn hoạt động đoàn, bạn ngoài xã hội...Tiếp xúc càng nhiều bạn bè thì sự thay đổi về hành vi của các em càng rõ rệt. Các em thích bắt chƣớc các hành vi ứng xử của bạn bè cùng tuổi, học những ngôn từ, những thói quen mới và cảm xúc mới. Các em có thể thay đổi từ chỗ ít nói sang hay nói, từ chỗ nhút nhát trở nên bạo dạn hơn. Trong môi trƣờng bạn bè các em luôn khám phá ra những điều mới mẻ, bắt đầu thấy mình lớn lên, đƣợc bạn bè thừa nhận và luôn mong đƣợc bạn bè nghĩ tốt về mình, tìm thấy sự phù hợp khi sống với thế giới bạn bè.

Judith Hirris một học giả ngƣời Mỹ cho rằng "Không phải hoàn toàn là do

cha mẹ mà do những người bạn đồng lứa có ảnh hưởng đến nhân cách con người".

Hay khi nhìn lại, từ xƣa ông cha ta cũng đã từng nhắc nhở con cháu "chọn bạn mà

chơi" thể hiện một cách sâu sắc khi lựa chọn bạn bè. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy ảnh

hƣởng của bạn bè trong việc thay đổi hành vi ứng xử của thiếu niên là rất quan trọng. Qua phiếu trả lời phỏng vấn cho thấy 100% SV đƣợc hỏi đều tham gia vào ít nhất một nhóm bạn bè nhỏ với số lƣợng thành viên khoảng từ 5 7 ngƣời. Trong nhóm các thành viên thƣờng giao lƣu với nhau chủ yếu bằng các hình thức nhƣ học nhóm, ôn luyện bài vở, vui chơi giải trí, tập văn nghệ…Theo đánh giá của các em về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm mà các em tham gia cũng cho thấy có những cảm nhận khác nhau: đa số các em sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết

(91,3%) và 2/3 trong số các em cảm thấy nhóm luôn gắn kết, yêu thương, chia sẻ, cảm thông giữa các thành viên (66,7%). Những suy nghĩ này thể hiện đặc điểm tâm

lý vốn có của tuổi mới lớn: đó là sự nhiệt tình và luôn chia sẻ với bạn bè. Trong nhóm của các em có sự thân thiết hơn với một số bạn (45,4%) thể hiện từng bƣớc trƣởng thành của các em qua cách chia sẻ tế nhị, kín đáo hơn khi mỗi em chỉ thân thiết với một số em khác mà không phải là chơi chung với cả nhóm. Chỉ có 20,2%

SV cho biết là nhóm mà các em tham gia là không hoạt động thường xuyên vì đó có thể là nhóm chỉ đƣợc lập nên phục vụ cho các hoạt động phong trào đoàn thể, khi có dịp thì mới kêu gọi tâp hợp còn không có nhiệm vụ phải sinh hoạt thƣờng xuyên nên ít có cơ hội giao lƣu, gặp gỡ.

Nhóm bạn bè thƣờng có những ảnh hƣởng nhất định đến hành vi của từng cá nhân là thành viên trong nhóm. Có những nhóm bạn đƣợc thành lập với mục đích giao lƣu, học hỏi, hợp tác để cùng thực hiện những hoạt động nhƣ học tập, nghiên cứu; hay có những nhóm với mục đích giải trí lành mạnh thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ đƣợc thành lập một cách chính thức và có cơ sở, địa điểm sinh hoạt với qui tắc nhóm đƣợc đƣa ra một cách qui củ và yêu cầu thành viên phải thực hiện nghiêm chỉnh. Những nhóm chính thức này thƣờng là có những ảnh hƣởng tích cực đến các thành viên của nó. Bên cạnh đó, SV Thăng Long ngoài việc tham gia vào các nhóm chính thức thì còn có rất nhiều các nhóm không chính thức ngoài phạm vi trƣờng học. Những nhóm này đƣợc thành lập với mục tiêu cùng có chung sở thích, sống gần nhau, học cùng lớp, có điều kiện, hoàn cảnh gia đình tƣơng tự… Ở nhóm không chính thức cũng có những tác động hai chiều đến mỗi cá nhân trong nhóm. Tích cực ở chỗ các em có thêm nhiều mối quan hệ, mở rộng giao lƣu, kết bạn, đời sống trở nên phong phú, đa dạng. Mặt khác, nhóm bạn không chính thức này cũng có thể là nơi tiềm ẩn những nguy cơ của việc tụ tập, lôi kéo tham gia những hành vi thiếu lành mạnh. Game là trò chơi sáng tạo của con ngƣời, nó giúp cho ngƣời ta giải trí, sáng tạo, hình dung ra đƣợc cách thức phải làm và là nơi phát huy sự sáng tạo, khả năng thuần thục... “Trước đây, tôi cũng là người nghiện game. Thời còn đi học

bạn bè chính là những thúc đẩy, động lực để tôi chơi game. Sau vài lần đi chơi cùng bạn bè, tôi thấy tôi là người thua thiệt vì chơi không hay, kém rất nhiều so với bạn cùng chơi. Từ đó trong tôi luôn nảy sinh mâu thuẫn về bản thân: mình cũng như bạn, cùng học một trường, cùng trang lứa mà tại sao lại phải kém họ... Với những suy nghĩ ban đầu như thế dần dần đi sâu ăn vào tiềm thức của tôi lúc nào không biết” (phỏng vấn sâu em P. T. Anh, 22 tuổi, từng nghiện game cho biết).

Có thể nói chơi game cũng nhƣ bất kỳ trò chơi nào cũng vậy đều phải có bạn bè đi cùng: thứ nhất họ hƣớng dẫn mình, thứ hai là có ngƣời chơi cùng, thứ ba là có đối thủ cạnh tranh.... và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Trong những cuộc nói

chuyện thƣờng ngày giữa bạn bè cùng trang lứa, thƣờng có những câu khích lệ sao cho các bạn phải thán phục hay có tính chất lôi kéo vào trò chơi luôn đƣợc thể hiện.

* Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông

Trên thực tế, các phƣơng tiện truyền thông có ảnh hƣởng rất lớn đến hành vi chơi game của SV. Hấp lực của các loại game nhƣ: sự hấp dẫn, sinh động, hoang đƣờng, tính liên tục, có thƣởng, kết hợp với hình ảnh đồ họa trong game ngày càng đƣợc cải biến sắc nét, đẹp, âm thanh hấp dẫn, đem lại cảm giác thực cho ngƣời chơi, tính tiện lợi, tính cấp độ (từ dễ đến khó), lợi nhuận từ việc chơi game…. vừa kích thích, vừa lôi cuốn SV không dứt ra đƣợc rồi dẫn đến lệ thuộc nghiêm trọng vào game từ lúc nào. Ngoài ra những hàng game, hàng Net mọc ra khắp nơi đặc biệt là gần khu vực có nhiều SV (những đối tƣợng chơi game nhiều nhất) cũng là yếu tố ảnh hƣởng gây ra việc chơi game. Phƣơng tiện có sẵn: điện thoại di động, máy tính, mạng wifi mở rộng… ngày cảng phục vụ đắc lực cho việc chơi game của các game thủ “Trong thời buổi hiện nay, công nghệ thông tin hoàn toàn không còn quá xa lạ

với giới trẻ, và cũng từ đó, điểm mạnh của sự „‟trẻ trung, năng động‟‟ cũng là một con đường ngắn ngủi để đưa những SV đến với game” – Phỏng vấn sâu thầy ĐTT

giảng viên ngành Công nghệ thông tin ĐHTL chia sẻ. Và trong những năm gần đây, sự truyền tải thông tin của các đài truyền thông, truyền hình đã đƣợc đẩy mạnh hơn, các nhà phát hành game cũng sẵn sàng chi hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu để quảng bá sản phầm của mình, những tựa game mới đƣợc ra mắt, những thông tin về giải thi đấu đấu trực tuyến cũng nhờ đó mà nhanh chóng đến đƣợc với các cô cậu SV ở tận nơi… vùng sâu vùng xa, chứ chƣa nói đến là các trung tâm lớn nơi chúng ta đang sinh sống . Sức hút nhƣ vậy đã là quá lớn đối với độ tuổi này. Vậy nên SV đến với game là điều tất yếu phải diễn ra. Và nếu đã thử thì game cũng nhƣ một điếu thuốc đắng, một li cà phê đậm, từ từ cũng ngấm và tiềm thức của ngƣời chơi, nó kích thích tinh thần, nhƣ một liều thuốc lạ, là một chất gây nghiện, nó sẽ dễ dàng khiến niềm vui bất chợt của mình trở thành một thứ gì đó có hại hay nói đơn giản hơn là nghiện game.

Tại trƣờng học nơi các em đang học tập, theo khảo sát cho thấy, “mặc dù hiện

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh viên trường đại học thăng long cai nghiện game online (Trang 55)