Xương là nơi tích luỹ Chì nhiều nhất. Hơn 90% lượng Chì trong cơ thể được tích luỹ ở xương và răng. Trong xương, Chì thay thế Canxi nằm trong tinh thể hydroxy apatit nên luôn tồn tại cân bằng động trao đổi Chì giữa xương và máu. Chì ảnh hưcmg xấu đến chuyển hoá của xương, có thể gây chứng loãng xưofng đặc biệt đối vói phụ nữ ở tuổi mãn kinh [16].
Chì được vận chuyển qua nhau thai trong suốt thai kỳ. Nếu ngưòi mẹ nhiễm Chì trong thời gian mang thai thì sự phát triển xưofng của thai nhi bị ảnh hưỏfng rất xấu [16],[47].
Chì kìm hãm sự chuyển hoá của Canxi thông qua kìm hãm sự chuyển hóa của vitamin D [16]. Chì ức chế hoạt tính enzym 25-hydroxy vitamin D-l-a-hydroxylase ở tế bào ống thận, là enzym chuyển hoá vitamin D thành 1, 25- dihydroxy vitamin D (vitamin D dạng hoạt động) làm cho nồng độ chất chuyển hoá này trong huyết thanh giảm. 1, 25 dihydroxy vitamin D, còn gọi là Calcitriol, có tác dụng kích thích sự hấp thu và phosphat ở ruột để đảm bảo nồng độ và phosphat cố định dưới dạng tinh thể hydroxy apatit trong sợi collagen của xương. Vì vậy nếu thiếu Calcitriol thì việc tạo xương mới và tái tạo xương bị chậm lại [47].
Đường viền Chì Burton màu xám sẫm ở chân răng trong nhiễm độc Chì là do đọng Chì Sulfid (PbS) ở lợi. Đây được coi là dấu hiệu tiếp xúc do hấp thu Chì nhiều chứ không phải là triệu chứng nhiễm độc [17].
2.2.7. Đối với khả năng sinh sản
ở thời Hy lạp cổ đại, Chì đã từng được sử dụng làm thuốc diệt tinh trùng và gây sảy thai [43]. Ngày nay nhiều nghiên cứu trên ngưòi và động vật thực nghiệm đã làm rõ độc tính của Chì lên khả năng sinh sản.
Chì có thể gây sảy thai, rút ngắn thòi gian mang thai, làm giảm trọng lượng trẻ sơ sinh. Đối với nam giới, Chì làm suy giảm chức năng tuyến tiền liệt, giảm số lượng tinh trùng, giảm hoạt động của tinh trùng trưởng thành, tăng tỷ lệ tinh trùng bị chết và tăng số lượng tinh trùng bất thưòỉng [47].
Chì còn làm chậm sự dậy thì ở những cô gái độ tuổi 8 - 1 6 tuổi [43]. Nhiều nghiên cứu cho thấy Chì làm thay đổi nồng độ hormone sinh dục do gây rối loạn chức năng vùng dưới đồi yên. Mc Gregor và Mason (1990) thấy nồng độ Chì máu tỷ lệ nghịch với nồng độ testosterol trong huyết thanh còn Rodmilans (1988) thì thấy Chì làm thay đổi nồng độ Gonadotropin trong máu tuần hoàn [47].
2.2.8. Đối với vật liệu di truyền
Những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy Chì là nguyên tố độc đối với vật liệu di truyền. Song sự biến đổi gen do Chì gây ra trên các tế bào động vật có vú chỉ xuất hiện khi Chì ở nồng độ gây độc tế bào [47].
Bảng 2.4. Độc tính của Chì đối với người và động vật thí nghiệm TT Cơ quan chịu
Tác động Bệnh lý Tài liệu
1 Hệ tạo máu Thiếu máu giảm số lượng hồng cầu [17],[47] Xuất hiện tế bàohồng cầu hạt kiềm [17],[47]
2 Hệ thần kinh
Bệnh não do Chì [17],[47]
Giảm chỉ số thông minh, giảm trí nhớ, giảm phản xạ có điểu kiện
[16],[47] Giảm chức năng vận động các chi, giảm tốc
độ dẫn truyền thần kinh ngoại biên
[17],[47]
3 Thân Tổn thương biểu mô ống lượn gần [47]
Viêm thận mãn không hồi phục [15]
4 Hê tiêu hoá Cơn đau bụng Chì [17]
Thay đổi hoạt tính của Cytochrom p450 [47]
5 Hê tim mach
Dày nội mạch, xơ vữa mạch [15]
Tăng trương lực mạch máu [15]
R ối loạn thần kinh tim và tuần hoàn mạch vành [15]
Tăng huyết áp [47]
6 Xương - răng Loãng xương, ảnh hưỏng xấu đến sự phát triển xưofng
[16] [47]
7 Khả năng sinh sản
Tăng tỷ lệ sảy thai, tăng tỷ lệ trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh tử vong, rút ngắn độ dài thai kì,
g iả m trọ n g lư ợ n g trẻ s ơ s in h
[47]
Giảm chức năng tuyến tiền liệt, giảm số lượng tinh trùng, giảm hoạt động của tinh trùng
t r ư ở n g t h à n h , t ă n g t ỷ l ệ t i n h t r ù n g c h ế t và tă n g số lư ợ n g t in h trù n g b ấ t th ư ờ n g [47] Làm chậm dậy thì ở nữ giới [43] 8 Vật liệu
di truyền Biến đổi gen trên động vật thực nghiệm