Đốivới hệ thần kinh

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của 4 kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân, cadimin) đối với người, động vật và qui định giới hạn kim loại nặng trong dược điển một số nước (Trang 30)

2.2.2.1. Trên thần kinh trung ương

Bệnh não do Chì là một đặc trưng của tổn thương trên thần kinh trung ưcmg trong nhiễm độc Chì [17]. Các triệu chứng thường gặp là bệnh nhân vật vã, dễ cáu giận, nhức đầu, run cơ, hoang tưởng, mất trí, mê sảng, co giật, liệt và hôn mê. ở trường họfp tử vong, tổn thưcmg giải phẫu gồm có phù não, biến đổi mạch não. Nếu khỏi bệnh cũng để lại di chứng teo vỏ não, ngu độn, mất nhận biết cảm giác. Có thể phân biệt 4 hội chứng trong bệnh não do Chì như sau:

+ Hội chứng tinh thần: rối loạn tâm thần, hoang tưcmg, rối loạn tri giác. + Hội chứng thần kinh: run, tăng phản xạ, giãn đồng tử.

+ Hội chứng toàn thân (thưòmg nghiêm trọng): suy nhược, giảm nhịp tim, hạ huyết áp, ra nhiều mồ hôi. Khi thân nhiệt tăng, mạch nhanh, loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp là khi bệnh đã nặng, tiên lượng xấu.

+ Hội chứng thể dịch: tăng nhẹ áp lực dịch não tuỷ [17].

Chì hữu cơ có có ái lực cao với lipid nên được cố định ở tổ chức mỡ của não, gây tác dụng chọn lọc và khác biệt trên não. Các tổn thương do nhiễm độc Chì hữu cơ thường khu trú ở não giữa và các đường tiểu não [17].

Vi mạch não chính là đích tác dụng đầu tiên của Chì trên thần kinh trung ưoíng. Chì làm tăng tính thấm của mao mạch não, khiến dịch não và hồng cầu lọt qua màng mao mạch não [47].

Hệ thần kinh đang phát triển rất nhạy cảm với Chì. Hệ số thông minh giảm rõ rệt ngay cả khi nồng độ Chì máu thấp, ở mức 100-150mcg/l. Mc Intish (1989)

cho rằng Chì gây ra những biến đổi trong cơ chế chuyển hóa Tetrahỵdrobiopterin mà những biến đổi này có liên quan đến sự giảm hệ số thông minh [16].

Nhiều nghiên cứu trên động vật thí nghiệm chứng tỏ Chì làm giảm phản xạ có điều kiện và làm giảm trí nhớ [47].

Ảnh hưởng của Chì lên chuyển hoá năng lượng trong ty thể tế bào não góp phần gây nên độc tính trên thần kinh trung ương. Holtzmen (1978) phát hiện sự giảm chức năng hô hấp của tế bào não chuột sau khi bị gây độc bằng Chì ỉn vitro

[47].

2.22.2. Trên thần kỉnh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là một triệu chứng trong nhiễm độc Chì mãn, đặc trưng bởi sự giảm chức năng vận động các chi và giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh ngoại biên [47].

Liệt chi là một dấu hiệu đặc trưng, thường là liệt thần kinh quay ở các cơ duỗi, cơ mác, có thể gặp hình ảnh “bàn tay rủ”. Liệt chi do Chì là liệt vận động đofn thuần do tổn thương thần kinh vận động và mất phản xạ gân chứ không gây mất cảm giác và không gây đau. Liệt chi xuất hiện muộn, thường là vài năm sau khi nhiễm Chì. Bệnh hồi phục chậm và không hoàn toàn, có thể để lại di chứng teo cơ [17].

Nhiều nghiên cứu đề cập đến những biến đổi sinh hoá trong hệ thống sinap của dây thần kinh để giải thích cơ chế của bệnh. Các nghiến cứu in vitro và in vivo

của Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US EPA,1986) cho rằng Chì ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống dãn truyền thần kinh theo từng giai đoạn phát triển của bệnh, gồm có các hệ dopaminergic, cholinergic, serotonergic, GABA-nergic, glutamatergic và opiat, trong đó hệ nhạy cảm nhất là dopaminergic [47].

Một yếu tố khác liên quan đến cơ chế của bệnh là những thay đổi trên proteinkinase. Nhiều tác giả cho rằng Chì ảnh hưởng đến ít nhất 3 loại proteinkinase ở tận cùng dây thần kinh có liên quan đến cơ chế giải phóng chất trung gian dãn truyền thần kinh [47].

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của 4 kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân, cadimin) đối với người, động vật và qui định giới hạn kim loại nặng trong dược điển một số nước (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)