Chì và các hợp chất của Chì đều rất độc, độ độc tăng theo khả năng hoà tan. Tương quan giữa liều lượng và mức độ gây độc của Chì đối vód cơ thể người được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tương quan giữa liều lượng và mức độ gây độc của Chì đối với cơ thể người [17]
Liều (tính theo Pb) Mức độ gáy độc
Liều đơn Ig Tử vong
Liều hàng ngày lOmg Nhiễm độc nặng sau vài tuần Liều hàng ngày Img Nhiễm độc mãn sau nhiều ngày
Đường hấp thu chủ yếu của Chì vào cơ thể người và động vật là đường hô hấp và tiêu hoá, chỉ một lượng nhỏ được hấp thu qua da và niêm mạc [17],[47]. Lượng Chì được hấp thu phụ thuộc các đặc tính như kích thước tiểu phân, trạng thái vật lý, loại hợp chất hoá học và độ tan của các hợp chất trong dịch sinh học. Khoảng trên 50% lượng Chì hít vào được hấp thu [17]. Lượng Chì được hấp thu qua đường tiêu hoá còn phụ thuộc các yếu tố cơ thể như tuổi, tình trạng thể chất-dinh dưỡng và cả yếu tố di truyền [47]. Trẻ em có mức hấp thu Chì cao gấp 4-5 lần so với người lớn (ở người lớn khoảng 10% lượng Chì trong thức ăn được hấp thu trong khi ở trẻ em là khoảng 50%) [16]. Mặt khác, thcd gian bán thải (T1/2) của Chì trong cơ thể trẻ dài hơn so với người lớn. Do vậy, trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất với nhiễm độc Chì. Chế độ ăn thiếu Canxi, Phosphat, Selen và Kẽm có thể làm tăng lượng Chì được hấp thu [47].
Sau khi được hấp thu, Chì được phân bố chủ yếu vào máu, mô mềm và xương. Trong máu, Chì tập trung ở tế bào hồng cầu. Nồng độ Chì trong hồng cầu nhiều gấp 16 lần trong huyết tưofng. Nồng độ Chì cao nhất ở xương. Chì được tích luỹ trong xưofng trở thành nguồn Chì nội sinh. Sự tích luỹ Chì trong cơ thể bắt đầu từ khi còn là bào thai. Chì qua nhau thai dễ dàng và sự vận chuyển Chì qua nhau thai người xảy ra rất sớm từ tuần 2 0 của thai kỳ và tiếp diễn suốt thời kỳ mang thai. Nồng độ Chì máu ở trẻ sơ sinh tương đương nồng độ Chì trong máu mẹ [16],[47].
Chì được đào thải chủ yếu qua phân và nước tiểu. Ngoài ra Chì còn được phát hiện thấy trong mồ hôi, da bong, lông, tóc, móng và sữa mẹ [26].
Qua các tài liệu có thể thấy Chì thể hiện độc tính đối với hệ tạo máu, hệ thần kinh, thận, hệ tiêu hoá, hệ tim mạch, xương - răng, khả năng sinh sản, vật liệu di truyền của ngưòi và động vật thí nghiệm.