Đốivới thận

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của 4 kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân, cadimin) đối với người, động vật và qui định giới hạn kim loại nặng trong dược điển một số nước (Trang 32)

Nhiễm độc Chì cấp hay mãn tính đều gây tổn thương thận ở người và động vật thí nghiệm [47].

Nhiễm độc Chì cấp gây tổn thương ống lượn gần của thận, đặc trưng bởi các dấu hiệu: acid amin niệu tăng, phosphate máu giảm, phosphate niệu tăng, glucose niệu dương tính. Tế bào biểu mô ông lượn gần bị tổn thương do Chì làm thay đổi cấu trúc nhân tế bào và gây rối loạn chức năng hô hấp của ty thể. Chì tạo phức với các protein không Histon của nhân tế bào. Khoảng 90% lượng Chì tích luỹ ở thận được chứa trong các phức hợp này. Goyer và Rhyme(1973) phát hiện thấy Chì làm giảm khả năng hô hấp và giảm hiệu suất phosphoryl hoá của ty thể tế bào ống thận ở chuột bị nhiễm độc Chì. Bệnh thận cấp có thể tiến triển thành viêm kẽ thận mãn, xơ kẽ thận, giãn ống thận... [47]

Ngưòd tiếp xúc lâu dài với Chì có nguy cơ mắc bệnh thận mãn không hồi phục [47]. Thận là nơi Chì tập trung rất nhiều, 70-80% lượng Chì vào cơ thể được thải trừ qua thận. Chì gây tổn thương mạch máu, nhất là mao mạch làm tổn thương vi tuần hoàn ở thận. Enzym N-acetyl-p-D-glucosaminidase (NAG) trong lysozym tế bào biểu mô ống thận rất nhạy cảm với Chì. NAG có 2 isoenzym là NAGa và NAGb. Trong nhiễm độc Chì, NAGb thay đổi và tưofng quan với các chỉ số tiếp xúc Chì (Chì máu, ALA niệu) còn NAGa lại không thay đổi. Sự mất cân bằng số lượng NAGa và NAGb đã gây rối loạn hoạt động của NAG. Sự tăng nồng độ NAG trong máu có tương quan với các chỉ số tiếp xúc nhưng không phải là chỉ thị đặc trưng trong chẩn đoán cận lâm sàng [15].

2.2.4. Đối với hệ tiêu hoá

Cơn đau bụng Chì là dấu hiệu sớm đặc trưng trong nhiễm độc Chì, biểu hiện với các triệu chứng: đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều, táo bón, chuột rút, chóng mặt, giảm cân, chán ăn... Cơn đau bụng Chì thường xuất hiện trong 2 tháng đầu tiếp xúc. Uống nhiều rượu, hoạt động thể lực nhiều như chơi thể thao ... có thể làm phát cơn đau bụng do Chì đột ngột được huy động từ xương vào hệ tuần hoàn [17].

Tác hại của Chì lên gan chưa được làm rõ. Có ý kiến cho rằng Chì có thể làm thay đổi hoạt tính của hệ thống cytochrom p450 trong ty thể tế bào gan [47].

2.2.5. Đối với hệ tìm mạch

Chì là tác nhân gây tăng trương lực mạch máu, gây xơ vữa mạch, làm tổn thương cơ tim và gây tăng huyết áp [15],[17],[47].

Hàm lượng Chì trong động mạch tương quan với số năm tiếp xúc. Các nghiên cứu giải phẫu bệnh các trường hợp nhiễm độc Chì cho thấy ở các động mạch nhỏ có hiện tượng nội mạch dày lên và lớp cơ bị thoái hoá. Tổn thương này chứng tỏ Chì tác động trực tiếp lên lớp cơ động mạch [15].

Trưofng lực của động mạch, tĩnh mạch nhỏ và mao mạch tăng lên khá sớm. Nguyên nhân do Chì làm tổn thương thần kinh vận mạch tại chỗ [15]. Chì tác động lên thần kinh co mạch tại chỗ gây co mạch ngoại vi, biểu hiện lâm sàng là sạm da do co mạch [17].

Trong nhiễm độc Chì, trên cơ tim có những rối loạn về trao đổi chất, rối loạn điều hoà thần kinh tim, rối loạn tuần hoàn mạch vành. Điện tâm đồ cũng có dấu hiệu rối loạn nhịp tim [15].

Tăng huyết áp có thể vừa là hậu quả trực tiếp do tác hại của Chì đối vói mạch máu vừa là hậu quả gián tiếp do tác động của Chì đối với thận. Chì vừa làm tăng trương lực động mạch lại vừa làm tăng hoạt tính của Renin trong huyết tương [47].

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của 4 kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân, cadimin) đối với người, động vật và qui định giới hạn kim loại nặng trong dược điển một số nước (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)