Đốivới hệ tạo máu

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của 4 kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân, cadimin) đối với người, động vật và qui định giới hạn kim loại nặng trong dược điển một số nước (Trang 28)

Chì gây ra tình trạng thiếu máu do gây rối loạn quá trình sinh tổng hợp hồng cầu và/hoặc phá huỷ hồng cầu bằng cách gây rối loạn hệ thống men hoạt động trên màng và trong tế bào hồng cầu.

Trong quá trình tổng hợp Hem, Chì ức chế hoạt động của 3 enzym là: ỗ- aminolevulinate dehydratase (ALA_D), coproporphyrinogen oxidase (C0PR0_0) và Feưo-chelatase (FERRO_C). Tác động của Chì lên quá trình tổng hợp Hem được minh hoạ theo sơ đồ 2.

Chu trình KREBS Succinỹl- CoA + ô- amino Glycin ALA- synthetase evulinate (ALA) ALA_D Prophobilinogen Uroporpnyrinogen Coproporphyrin COPRO_ Protoporphyrin + FERRO c HEM

Chì ức chế Protoporphyrin kết hợp vói do ức chế Feưo-chelatase (FERRO_C) làm cho nồng độ Protoporphyrin trong máu tăng [47].

Chì ức chế Coproporphyrin oxidase (C0PR0_0) làm cho nồng độ coproporphyrin trong máu và nước tiểu tăng. Đây là một trong những dấu hiệu xuất hiện sớm nhất trong nhiễm độc Chì [47].

Nồng độ ô- aminolevulinate (ALA) trong máu tăng tỷ lệ thuận với nồng độ Chì máu. Sự tăng này trước hết do Chì đã ức chế hoạt tính của ô-aminolevulinate dehydratase (ALA_D). Mặt khác, khi nồng độ Hem trong máu giảm đã gây ra cơ chế điều hoà ngược làm tăng hoạt tính của ô- aminolevulinate synthetase (ALA- synthetase) làm tăng tổng hợp ô- aminolevulinate. ô- aminolevulinate trong máu tăng dẫn đến ô- aminolevulinate trong nước tiểu tăng theo [47].

Chì có thể còn gây rối loạn quá trình tổng hợp Globin do làm mất đồng bộ số lượng các chuỗi a- và ß- globin, góp phần làm giảm tổng hợp Hemoglobin và gây

thiếu máu [47].

Chì còn làm giảm nồng độ erythropoietin là một hormone điều hoà quá trình sinh tổng hợp hồng cầu. Sự giảm nồng độ hormone này tất yếu dẫn đến sự rối loạn quá trình sinh hồng cầu [47].

Chì ức chế bơm Na_K_ATPase trên màng tế bào hồng cầu làm giảm quá trình thẩm thấu các chất qua màng nên làm giảm tuổi thọ hồng cầu [17].

Người ta phát hiện thấy sự xuất hiện của những tế bào hồng cầu hạt kiềm trong nhiễm độc Chì [17]. Nhiều tác giả cho rằng do Chì ức chế enzyme Pyrimidin nucleotidase trong tế bào hồng cầu nên gây tích luỹ pyrimidin nucleotid. Sự tích luỹ pyrimidin nucleotid trong tế bào hồng cầu là nguyên nhân xuất hiện hồng cầu hạt kiềm [47].

Nhiễm độc Chì hữu cơ có một số dấu hiệu cận lâm sàng khác vói nhiễm độc Chì vô cơ;

+ Trong công thức máu, lượng Hemoglobin ở mức bình thường mặc dù khám lâm sàng bệnh nhân có vẻ thiếu máu, da xanh tái.

+ Nồng độ ô- aminolevulinate, coproporphyrin, porphobilinogen trong nưóc tiểu ở mức bình thường. Đây là điểm khác biệt quan trọng nhất [17].

Theo nhiều nghiên cứu của WHO, độc tính của Chì hữu cơ chủ yếu do trietyl- Chì, là một chất chuyển hoá của tetraethyl- Chì ở gan, ngoài ra cũng có một lượng dietyl-Chì và Chì vô cơ được tạo thành trong chuyển hoá này. Dietyl-Chì có thể ức chế ô- aminolevulinate như Chì vô cơ song lượng dietyl-Chì và Chì vô cơ tạo thành chỉ đủ làm số lượng ô- aminolevulinate tăng rất ít [17].

Một phần của tài liệu Tổng quan về độc tính của 4 kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân, cadimin) đối với người, động vật và qui định giới hạn kim loại nặng trong dược điển một số nước (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)