Lựa chọn nội dung thiết kế nhiệm vụ tự học theo nhóm cho học sinh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vật lý Tổ chức tự học theo nhóm (THTN) trong dạy học phần nhiệt học vật lí lớp 8 trung học cơ sở (THCS) (Trang 49)

7. Cấu trúc khóa luậ n

2.2.Lựa chọn nội dung thiết kế nhiệm vụ tự học theo nhóm cho học sinh

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung tự học theo nhóm

Hình 2.2 Nguyên tắc lựa chọn nội dung THTN

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính vừa sức của HS trong quá trình học tập chiếm lĩnh tri thức

Tính vừa sức còn thể hiện ở chỗ mức độ khó và độ rộng của nhiệm vụ ngày càng tăng dần sao cho luôn duy trì và gia tăng niềm tin “chúng ta sẽ làm được” ở

mỗi HS.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo các điều kiện để DH có tổ chức THTN thành công (có thể tiến hành các thí nghiệm, có các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ DH khác,...)

HS phải được cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc THTN diễn ra thuận lợi, chẳng hạn như chỗ học, thư viện, các trang web,...

Lựa chọn nội dung DH phù hợp với hình thức DH

Đảm bảo thời gian DH hợp lý

Thiết kế nhiệm vụ học tập cho nhóm gắn liền với nhiệm vụ học tập của cá nhân

Đảm bảo các điều kiện để DH có tổ chức THTN thành công

Đảm bảo tính vừa sức của HS trong quá trình học tập chiếm lĩnh tri thức

47

Nguyên tắc 3: Lựa chọn nội dung DH phù hợp với hình thức DH

GV phải trả lời được các câu hỏi: Nội dung nào có thể hướng dẫn HS tự học, học theo nhóm, THTN hay học cả lớp và thời điểm nào là thích hợp để tổ chức?

Nguyên tắc 4: Đảm bảo thời gian DH hợp lý

Phân phối thời gian theo bài dạy đối với toàn chương trình DH; phân bố từng nội dung DH theo từng hoạt động DH cho phù hợp.

Nguyên tắc 5: Thiết kế nhiệm vụ học tập cho nhóm gắn liền với nhiệm vụ học tập của cá nhân

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân, HS phải hợp tác nhóm và hoàn thành phần công việc của mình trong nhóm.

Nói cách khác, nội dung học nhóm khi được giải quyết tốt sẽ rất có ích cho việc tự học nội dung cá nhân. Đến với nhóm học tập chính là đến với “hội thảo và chuyên gia” để có thể tháo gỡ khó khăn mà tự mình không thể làm được.

2.2.2. Quy trình thiết kế bài dạy học cótổ chức tự học theo nhóm trong dạy học phần Nhiệt học Vật lí lớp 8 THCS

Hình 2.3 Quy trình thiết kế bài dạy học có tổ chức THTN Xác định mục tiêu bài dạy học Xác định kiến thức cơ bản và sắp xếp theo một lôgic thích hợp Xác định phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp, lựa chọn đơn vị kiến thức có thể tổ chức hoạt động THTN Xác định các hoạt động chủ yếu trong tiến trình dạy học Xác định hình thức và nội dung củng cố, vận dụng

48

2.2.2.1. Xác định mục tiêu bài dạy học

GV cần nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên kết hợp với tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của từng mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu nội dung của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

2.2.2.2. Xác định kiến thức cơ bản và sắp xếp theo một lôgic thích hợp

Kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm của bài học được lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của chương trình, với năng lực tiếp nhận của HS, với thời gian của tiết học...

Nhiệm vụ của GV là phải xác định được kiến thức trọng tâm của bài và làm nổi bật nó để truyền đạt cho HS hoặc hướng dẫn HS THTN tìm tòi, thảo luận khám phá những kiến thức đó. Trong kiến thức cơ bản của bài dạy học có những nội dung then chốt, làm cơ sở cho những kiến thức khác trong toàn bài, đó là kiến thức trọng tâm. Kiến thức trọng tâm có thể nằm ở một phần của bài, cũng có thể nằm rải rác trong các mục của bài, thậm chí chỉ nằm trong một vài từ khoá hay thuật ngữ khoa học nào đó.

Sau khi xác định kiến thức trọng tâm, cần phải sắp xếp các kiến thức theo một lôgic thích hợp làm nổi bật lên mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức từđó nhằm làm rõ thêm trọng tâm, trọng điểm của bài.

2.2.2.3. Xác định phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp, lựa chọn đơn vị

kiến thức có thể tổ chức hoạt động THTN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức của bài, điều kiện cơ sở vật chất và năng lực của HS mà GV lựa chọn có phương pháp và PTDH cho phù hợp. Trong QTDH, GV cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để truyền thụ nội dung kiến thức đến với HS một cách tốt nhất.

Việc tổ chức THTN như một bước nhỏ trong toàn bộ kế hoạch một bài học, tức là nó chỉ là một trong các hình thức dạy học được sử dụng trong một bài học. Việc lựa chọn đơn vị kiến thức cho một hoạt động THTN gồm các bước sau:

- Xác định được vấn đề chính của bài và hình thành những câu hỏi mà HS cần phải tự trả lời (có hướng dẫn của GV);

- Lựa chọn những câu hỏi thích hợp để xây dựng nhiệm vụ cho nhóm, đơn vị

kiến thức trong bài có thể tổ chức THTN được; - Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm; - Thiết kế nhiệm vụ cho hoạt động THTN; - Xây dựng phương án đánh giá cụ thể.

49

2.2.2.4. Xác định các hoạt động chủ yếu trong tiến trình dạy học

Dạy học là một quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, vì vậy trong QTDH, GV cần phải phân chia nội dung kiến thức ra nhiều hoạt động khác nhau để

tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức đó. Cần nêu rõ mục đích hoạt động, cách thức hoạt động, mục tiêu đạt được, những yêu cầu đối với HS và hệ thống câu hỏi để gợi ý cho HS hoạt động.

Bước 1: Xây dựng tình huống học tập

Khi bắt đầu bước vào bài mới hoặc một đơn vị kiến thức nào đó của bài học, GV cần phải có sựđịnh hướng nội dung học tập cho HS bằng nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ bằng một bài toán, một thí nghiệm mô phỏng, một thí nghiệm ảo... Trên cơ sở định hướng của GV, HS nhận thức rõ: Đối tượng nhận thức đang đến là gì? Những việc cần làm trong giờ học là gì?

Bước 2: Chia nội dung bài học thành những đơn vị kiến thức nhỏ. Tổ chức

cho HS THTN giải quyết vấn đề

GV chia nội dung bài học thành những đơn vị kiến thức nhỏ và tổ chức cho HS THTN giải quyết vấn đề. Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, PPDH, điều kiện và PTDH, đối tượng HS; GV xác định hình thức tổ chức cho HS hoạt động nhóm một cách thích hợp. Trong bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động, giải quyết vấn đề theo hai kiểu:

Kiểu 1: Giao nhiệm vụ thống nhất cho cả lớp, cá nhân thực hiện độc lập, sản phẩm giống nhau.

Kiểu 2: Nhiệm vụ thống nhất cho cả lớp, thực hiện công việc theo nhóm, sản phẩm giống nhau.

Hoạt động của HS có thể là thu thập thông tin và xử lí thông tin.

Bước 3: Tổ chức cho HS trình bày kết quả học tập

Sauk hi học sinh đã tiến hành các hoạt động THTN để thực hiện nhiệm vụ

nhận thức, GV tổ chức cho HS trình bày kết quả học tập.

Bước 4: Kết luận vấn đề

Trên cơ sở các kết quả học tập mà HS trình bày, GV khẳng định những kết quả

50

Bước 5: Củng cố và vận dụng kiến thức

Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học thông qua việc trả lời các câu hỏi, làm các bài tập hoặc thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng… liên quan đến nội dung đã học.

2.2.2.5. Xác định hình thức và nội dung củng cố, vận dụng

Việc củng cố và vận dụng kiến thức được thực hiện gắn liền với việc lĩnh hội tri thức mới: Củng cố kiến thức mới trong khi và liền sau khi vừa hình thành kiến thức mới đó, củng cố kiến thức đã học có liên quan với kiến thức mới trước khi và trong khi xây dựng kiến thức mới. GV thường cho HS củng cố và vận dụng tri thức bằng hình thức luyện tập thông qua việc sử dụng các câu hỏi và bài tập trong SGK, SBT, các câu hỏi liên quan đến các hiện tượng trong thực tiễn đời sống để các em thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vật lý Tổ chức tự học theo nhóm (THTN) trong dạy học phần nhiệt học vật lí lớp 8 trung học cơ sở (THCS) (Trang 49)