Những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và gia tăng tự học theo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vật lý Tổ chức tự học theo nhóm (THTN) trong dạy học phần nhiệt học vật lí lớp 8 trung học cơ sở (THCS) (Trang 40)

7. Cấu trúc khóa luậ n

1.3.11. Những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và gia tăng tự học theo

theo nhóm

Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng trong hoạt động THTN có nhiều yếu tố ảnh hưởng, có thể theo hai chiều hướng: Tích cực hoặc tiêu cực. Nếu xét theo chiều hướng tích cực, chúng tôi nhận thấy các yếu tố sau đây sẽ làm hoạt động THTN đạt hiệu quả cao.

1.3.11.1. Quan niệm đúng đắn về THTN

Để hoạt động THTN đạt kết quả, trước hết mọi thành viên trong nhóm cần phải hiểu rõ thế nào là THTN, có những nhận thức đúng đắn về những ưu thế của THTN, từ đó mới thấy được trách nhiệm của bản thân và có định hướng hoạt động nhóm đạt hiệu quả. Nếu các thành viên quan niệm lệch lạc về THTN thì chắc chắn hoạt động học tập nhóm đó sẽ không thể có hiệu quả. 1.3.11.2. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm: - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do GV chỉđịnh.

- Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt;

- Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các buổi học nhóm, thảo luận của nhóm, thư ký có thểđược thay đổi theo từng buổi học nhóm nhóm hoặc cốđịnh từđầu

đến cuối.

Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.

1.3.11.3. Người nhóm trưởng có năng lực, nhiệt tình và có uy tín

Trong hoạt động của một nhóm, người nhóm trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về hoạt động của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết,... Chính vì vậy, người nhóm trưởng sẽ góp phần quyết định thành công của một nhóm học tập. Nếu một nhóm có người nhóm trưởng có năng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều

38

hành nhóm), có lòng nhiệt tình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thì chắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động có chất lượng.

1.3.11.4. Có các kỹ năng THTN

Để THTN đạt chất lượng cần đảm bảo nhiều kỹ năng:

- Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm: Có kỹ năng xây dựng một kế hoạch hoạt

động cho nhóm một cách cụ thể, hợp lý, bao gồm: Thứ tự công việc, nội dung công việc, thời gian, người chịu trách nhiệm,…sẽ đảm bảo cho mỗi thành viên chủđộng và có định hướng trong công việc của mình và của cả nhóm.

- Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm: Đã thành lập một nhóm học tập (hay làm việc) dù lớn dù nhỏ đều cần thiết lập những nội quy, những nguyên tắc chung trong hoạt động để mọi thành viên trong nhóm dựa vào đó mà thực hiện, đảm bảo sự quy củ, nghiêm túc trong hoạt động của nhóm.

- Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý (Điều này phụ thuộc vào vai trò và khả năng chỉ đạo của nhóm trưởng): Khi công việc được phân công rõ ràng, phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc. Ngược lại, nếu phân công công việc không rõ ràng, không hợp lý, người thì phải đảm nhiệm quá nhiều việc, người lại không có việc để

làm, kết quả là sự bất hợp tác sẽ tác động lớn đến chất lượng của hoạt động nhóm và sản phẩm của nhóm.

- Kỹ năng thảo luận, trao đổi: Điểm đặc trưng nổi bật nhất của THTN là sự hợp tác nhằm xây dựng một sản phẩm trí tuệ tập thể bằng việc thống nhất các ý kiến thông qua sự thảo luận, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm. Vì vậy đây là một kỹ năng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhóm. Thảo luận, trao đổi là hoạt động đòi hỏi các thành viên phải tư duy và có tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm. Để

thảo luận, trao đổi có hiệu quả các thành viên trong nhóm cần có khả năng thuyết trình, diễn giải vấn đề sao cho mạch lạc, thuyết phục người nghe; khả năng đặt câu hỏi chất vấn; khả năng phản biện cũng như khả năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên khác. Thông qua thảo luận, trao đổi chúng ta có thể nhận biết được cách tiếp cận vấn đề, quan niệm riêng của từng thành viên, mức độ tác động lẫn nhau giữa các thành viên. Kỹ năng này không chỉ giúp ta thống nhất được ý kiến mà còn giúp mỗi thành viên học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển.

- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng cần thiết trong THTN vì các bài tập nhóm thường là những vấn đề rộng đòi hỏi HS tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu. Muốn nghiên cứu tài liệu hiệu quả cần biết cách tìm kiếm tài liệu, biết đánh giá, chọn lọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu theo những vấn đề mình cần tìm,... Có kỹ năng nghiên cứu tài liệu sẽ giúp mọi thành viên trong nhóm tìm kiếm

39

- Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm: Để cho hoạt động của nhóm đạt chất lượng và không khí làm việc trong nhóm vui vẻ, đoàn kết mọi thành viên cần phải chia sẻ trách nhiệm với nhau. Biết chia sẻ hợp lý trách nhiệm giữa các thành viên sẽ tạo động lực giúp hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn.

- Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực: Lắng nghe một cách hiệu quả

giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối, thắt chặt hơn các mối quan hệ. Trong THTN, kỹ năng lắng nghe là rất cần thiết vì lắng nghe là phương pháp cơ bản để tập hợp thông tin. Mục tiêu của lắng nghe là để hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ, hỗ trợ.

- Kỹ năng chia sẻ thông tin: Làm việc nhóm nghĩa là hợp tác trên cơ sở chia sẻ

kiến thức và thông tin từ nhiều người để hoàn thiện bài tập chung một cách tốt nhất. Vì vậy, kỹ năng chia sẻ thông tin là rất cần thiết. Trong nhóm có nhiều người chia sẻ

thông tin, lượng thông tin càng nhiều, càng phong phú, là một điều kiện để sản phẩm nhóm đạt chất lượng cao.

- Kỹ năng giải quyết xung đột: Trong một nhóm tồn tại quá nhiều cái tôi cá nhân nên không thể tránh khỏi những xung đột gây ra sự bất hòa trong nhóm. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm. Tất nhiên mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển nhưng khi mâu thuẫn quá mức thì sẽ không tốt cho sự hợp tác trong nhóm. Vì vậy, kỹ năng giải quyết xung đột là rất quan trọng đối với hoạt động nhóm, đặc biệt là với người nhóm trưởng (vì nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm điều hòa các mối quan hệ trong nhóm mình).

- Kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Để hoạt động nhóm ngày càng đạt hiệu quả thì nhóm cần phải thường xuyên tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của mình để tự điều chỉnh kịp thời (nếu thấy cần thiết). Đồng thời, tự kiểm tra - đánh giá cũng là cách để phát hiện, biểu dương các thành viên tích cực, phê bình những thành viên còn thiếu ý thức,... nhằm tạo thêm động lực cho các thành viên trong nhóm nhiệt tình hơn với hoạt động chung. Sự công bằng trong đánh giá phải đặc biệt được coi trọng bởi nó là nguyên nhân chính thúc đẩy hay kìm hãm động lực làm việc của các thành viên.

Tự kiểm tra - đánh giá ởđây gồm 2 nội dung:

+ Tự kiểm tra - đánh giá sự tham gia hoạt động nhóm của các thành viên trong nhóm;

+ Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm (mặt tốt, mặt hạn chế nhằm có biện pháp khắc phục).

1.3.11.5. Các thành viên có ý thức, tích cực trong hoạt động học tập nhóm

THTN nên sự hợp tác là rất quan trọng, đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải có tinh thần tự giác, tích cực vì công việc tập thể cũng chính là việc của mình. Mỗi thành viên phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với nhóm, phải hiểu rằng mình

40

là một mắt xích trong “cỗ máy” nhóm, một mắt xích không đảm bảo thì ảnh hưởng đến sự vận hành của cả cỗ máy. Vì vậy, mỗi thành viên phải có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực cùng cả nhóm thực hiện mục tiêu chung một cách hiệu quả nhất.

1.3.11.6. Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm phù hợp

Chất lượng của một nhóm học tập phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp mà nhóm đó sử dụng. Phương pháp ở đây chính là cách thức tiến hành hoạt động nhóm mà nhóm sử dụng nhằm đạt mục tiêu mà nhóm đặt ra. Có phương pháp làm việc khoa học và phù hợp với điều kiện của nhóm, phù hợp với từng nội dung bài tập chắc chắn sẽđem lại hiệu quả cho hoạt động nhóm.

1.3.11.7. Một số các điều kiện khác

- Chủ đề thích hợp: Chủ đề phải phù hợp cho làm việc nhóm (thể hiện sự cần thiết phải làm việc theo nhóm), HS có đủ những kiến thức cơ sở để thực hiện chủ đề

làm việc. Yếu tố này cũng tác động không nhỏđến chất lượng hoạt động nhóm.

- Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện hoạt động nhóm như: Bàn ghế, tài liệu, máy tính, mạng internet, không gian, thời gian,...

- Sự hướng dẫn của GV: Khi giao bài tập nhóm cho HS, GV có hướng dẫn về

cách làm việc nhóm nhằm định hướng hoạt động cho HS thì chắc chắn sẽ làm cho hiệu quả hoạt động nhóm được nâng cao hơn, đặc biệt là với những HS mới vào trường.

- Sự đánh giá và kết luận của GV cũng tác động không nhỏ đến chất lượng làm việc nhóm: Sau khi các nhóm làm việc cho ra các sản phẩm, nếu GV đánh giá chi tiết mặt tốt, chưa tốt của sản phẩm, so sánh các sản phẩm của các nhóm với nhau để HS nhận ra được những ưu, khuyết của mình, sau đó GV nêu lên kết luận (đưa ra chân lý khoa học) thì HS sẽ hiểu sâu sắc và nắm vững vấn đề; đồng thời HS sẽ quyết tâm hơn trong lần làm bài tiếp theo. Ngược lại, nếu GV không đánh giá sản phẩm và sự làm việc của HS sẽ khiến HS mất đi hứng thú và động lực làm việc và như vậy hoạt động nhóm sẽ không thể có hiệu quả.

- Độ lớn của nhóm cũng được coi là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng làm việc nhóm: Số lượng phù hợp cho một nhóm là từ 4 đến 6 người, nếu quá ít hoặc quá nhiều người trong một nhóm đều khó phát huy được sự hợp tác của các thành viên trong giải quyết các nhiệm vụ của nhóm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vật lý Tổ chức tự học theo nhóm (THTN) trong dạy học phần nhiệt học vật lí lớp 8 trung học cơ sở (THCS) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)