0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Vai trò của nhóm trưởng đối với việc tự học theo nhóm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VẬT LÝ TỔ CHỨC TỰ HỌC THEO NHÓM (THTN) TRONG DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ (THCS) (Trang 29 -29 )

7. Cấu trúc khóa luậ n

1.3.5. Vai trò của nhóm trưởng đối với việc tự học theo nhóm

Trong hoạt động của một nhóm, người nhóm trưởng đóng vai trò rất quan trọng: là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về hoạt động của nhóm; là người

điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng; là người

động viên thôi thúc mọi người và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết;... Chính vì vậy, người nhóm trưởng sẽ góp phần quyết định thành công của một nhóm học tập. Nếu một nhóm có người nhóm trưởng có năng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều

27

hành nhóm), có lòng nhiệt tình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thì chắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động có chất lượng.

Đối với hoạt động THTN, vai trò của nhóm trưởng càng được đề cao bởi vì cốt lõi của THTN là phát huy sở trường của những người khá giỏi nhất nhằm giúp đỡ

những thành viên “hổng” kiến thức hay kỹ năng mà những trợ giúp này một mình GV không thể làm được. Để THTN có hiệu quả, nhóm trưởng không chỉ tổ chức mà còn cần phải đảm nhận các vai trò sau:

- Trước hết để nhóm hoạt động có quy củ, nhóm trưởng cùng các thành viên trong nhóm phải xây dựng nội quy hoạt động cho nhóm một cách cụ thể, rõ ràng.

- Mỗi nhóm trưởng cần ý thức rõ vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Có tinh thần trách nhiệm với công việc, với nhóm của mình.

- Các nhóm trưởng phải tìm hiểu, nắm được năng lực, sở trường, nhất là biết

được điểm mạnh và yếu của các thành viên để phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy

đến mức cao nhất năng lực sở trường của mỗi người, đưa ra được biện pháp cụ thể

giúp đỡ thành viên vượt qua “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng sao cho sự tự tin trong học tập của mỗi thành viên ngày càng tăng lên, hướng tới gia tăng năng lực tự học của mỗi thành viên.

- Nhóm trưởng phải lên kế hoạch hoạt động cụ thể cho nhóm nhằm định hướng cho nhóm hoạt động đảm bảo sự chủ động cho nhóm và các thành viên trong nhóm. Kế hoạch càng cụ thể càng tốt, ví dụ: Nhóm sẽ giải quyết vấn đề gì; mỗi thành viên cần chuẩn bị gì; có thể tìm tài liệu trên mạng không; có thể học online không; thời gian học lúc nào;…

- Nhóm trưởng không nên ôm đồm công việc, tạo tâm lý ỷ lại, dựa dẫm cho các thành viên.

- Nhóm trưởng phải rèn cho mình khả năng lắng nghe, đặc biệt là tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trong nhóm được phát biểu và đưa ra chính kiến của mình.

- Nhóm trưởng phải thường xuyên kiểm tra các thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ nhóm đã phân công, hỗ trợ các thành viên khi cần thiết. Đồng thời nhóm trưởng cũng là người chịu trách nhiệm liên kết các thành viên trong nhóm, tạo bầu không khí làm việc nhóm đoàn kết, hợp tác và thân thiện.

- Việc đánh giá ý thức tham gia của các thành viên phải công bằng, chính xác dựa trên sự tham gia và đóng góp của các thành viên nhằm tạo động lực khuyến khích mọi người hoàn thành nhiệm vụ. Trước khi nhóm trưởng đánh giá nên để cho các thành viên tự đánh giá điểm cho chính mình. Sau khi đánh giá điểm, nhóm trưởng cần công khai kết quả cho mọi thành viên và giải quyết những thắc mắc nếu có. Bên cạnh việc

28

tựđánh giá hoạt động của nhóm, chỉ ra được mặt mạnh, mặt hạn chế của nhóm và kịp thời điều chỉnh nhằm thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

- Khi GV nhận xét sản phẩm của nhóm, nhóm trưởng phải đặc biệt chú ý ghi chép lại những ý kiến của thầy cô và rút ra bài học để điều chỉnh hoạt động của nhóm trong thời gian tiếp theo.

- Thường xuyên tự trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng THTN cho bản thân. - Nhóm trưởng cũng cần coi trọng việc tạo mối quan hệ với thầy cô giáo, cán bộ

lớp và các nhóm khác nhằm học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thông tin khi cần thiết.

1.3.6. Ý nghĩa của tự học theo nhóm đối với việc nâng cao chất lượng học tập [12]

- THTN phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụđược giao: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi THTN, vai trò chủ

thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS thường được phát huy hơn; cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.

Đặc biệt, khi HS THTN thì kết quả học tập thường cao hơn; hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn; động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình

độ lập luận và tư duy phê pháncao hơn. Nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình như hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích,... Rất nhiều những kỹ năng nhận thức được hình thành như: Biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau bằng ngôn ngữ và phương thức tác

động qua lại; phát triển sự tự tin vào bản thân như là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều người cùng nghe về một vấn đề). Hay nói cách khác, HS trở thành chủ thểđích thực của họat động học tập của cá nhân mình.

- Giúp hình thành các kỹ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kỹ năng tổ chức, quản lý; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng hợp tác; có trách nhiệm cao; tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít; sự ủng hộ cá nhân; khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau; xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhóm và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỉ

luật; phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách.

- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: THTN sẽ tạo cơ hội bình

đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, THTN còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp

đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. HS có cơ

hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó THTN sẽ khắc

29

phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng,... giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa GV và HS.

1.3.7. Các hình thức làm việc khi tổ chức THTN

1.3.7.1. Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Phát phiếu học tập cho từng nhóm - Theo dõi các nhóm làm việc

- Chỉđịnh hoặc cho HS xung phong báo cáo kết quả

- Yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét - Đánh giá, kết luận

- Nhận phiếu

- Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào mặt sau của phiếu

- Báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét và rút ra bài học - Ghi chép vào phiếu phiếu ghi bài

1.3.7.2. Trả lời câu hỏi do GV trực tiếp đưa ra

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV nêu câu hỏi

- Theo dõi các nhóm làm việc

- Chỉđịnh hoặc cho HS xung phong báo cáo kết quả

- Yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét - Đánh giá, kết luận

- Lắng nghe câu hỏi

- Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào mặt sau của phiếu

- Báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét và rút ra bài học - Ghi chép vào phiếu phiếu ghi bài

1.3.7.3. Thực hành vấn đề theo nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Nêu mục đích của vấn đề

- Hướng dẫn HS làm việc - Yêu cầu HS làm việc

- Nghe các nhóm báo cáo kết quả

- Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau - Đánh giá, kết luận

- Nắm mục đích của vấn đề. Quan sát, lắng nghe trước khi thảo luận. Tiến hành làm việc dưới sự hướng dẫn của GV

- Báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét và rút ra bài học - Ghi chép vào phiếu phiếu ghi bài

1.3.7.4. Cùng nhau nghiên cứu một bài học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS đọc SGK (thực hiện ở tiết học trước)

- Đưa ra vấn đề nghiên cứu bằng những câu hỏi

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời - Theo dõi các nhóm làm việc

- Nghe báo cáo kết quả

- Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau

- Đọc SGK và chuẩn bị bài trước

- Các nhóm nhận nhiệm vụ hay vấn đề cần giải quyết

- Thảo luận theo nhóm

- Báo cáo kết quả

30 - Đánh giá, kết luận

- Ghi chép vào phiếu phiếu ghi bài

1.3.7.5. Giải bài tập Vật lí theo nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Đưa ra bài tập cần giải quyết

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải quyết - Theo dõi và gợi ý khi cần thiết

- Nghe các nhóm báo cáo kết quả

- Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau - Đánh giá, kết luận - Suy nghĩđể tìm ra cách giải quyết - Thảo luận theo nhóm - Báo cáo kết quả - Các nhóm khác nhận xét và rút ra bài học - Ghi chép vào phiếu phiếu ghi bài

1.3.7.6. Hỏi đáp giữa các nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Đưa ra vấn đề cần giải quyết

- Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một câu hỏi xung quanh vấn đềđược đưa ra

- Theo dõi quá trình hỏi đáp giữa các nhóm - Yêu cầu nhóm đưa ra câu hỏi nhận xét để

hoàn thiện câu trả lời của các nhóm khác - Đánh giá, kết luận

- Lắng nghe và suy nghĩ vấn đềđược giao - Thảo luận theo nhóm đểđưa ra câu hỏi - Các nhóm lần lượt đặt và trả lời câu hỏi cho nhau

- Nhóm đặt câu hỏi nhận xét, sửa chữa, bổ

sung câu trả lời của các nhóm bạn

- Rút ra bài học và ghi chép vào phiếu phiếu ghi bài

1.3.7.7. Mô tả hình vẽ hay mô hình

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đưa ra hình ảnh, mô hình hoặc sơ đồ và yêu cầu HS quan sát - Nêu vấn đề cần giải quyết - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải quyết - Theo dõi các nhóm làm việc

- Chỉđịnh hoặc cho HS xung phong báo cáo kết quả

- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét - Đánh giá, kết luận

- Quan sát hình ảnh, mô hình… do GV đưa ra - Thảo luận theo nhóm để giải quyết vấn đề

- Báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét và rút ra bài học - Ghi chép vào phiếu phiếu ghi bài

1.3.8. Tiến trình dạy học có tổ chức tự học theo nhóm

Trên cơ sở phân tích khái niệm và những đặc trưng của việc tổ chức THTN, tôi cho rằng quy trình tổ chức THTN phải bao gồm ba giai đoạn cơ bản với 11 bước cụ

31

Hình 1.2 Tiến trình dạy học có tổ chức THTN

Giai đoạn 1. Thiết kế họat động THTN

Đây là giai đoạn đầu tiên, quan trọng GV cần chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành DH theo hướng tổ chức THTN. Ngay khi soạn giáo án chuẩn bị cho giờ học, GV đã cần thiết kế đầy đủ các bước của hoạt động THTN từ khâu xác định thời điểm tiến hành dạy theo hướng tổ chức THTN trong và ngoài tiết học; xác định nhiệm vụ, hình thức làm việc nhóm; phân công vai trò, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá.

- Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy học

Việc xác định tường minh những mục tiêu mà HS cần đạt được, xác định rõ những nội dung chính của bài và hình thành những câu hỏi cần trả lời là rất quan trọng cho việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và thời điểm sử dụng dạy THTN trong giờ học và ngoài giờ học. Việc lựa chọn DH có tổ chức THTN phải được ưu tiên khi mục tiêu DH là hình thành kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể, hình thành phương pháp tổ chức hoạt động trong một nhóm; những nhiệm vụ học tập, những câu hỏi không có câu trả lời trực tiếp hay tương đối phức tạp đối với đa số HS trong lớp; những nhiệm vụ đòi hỏi sự huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết của nhiều người; hoặc cần tổ chức cho HS tranh luận, thảo luận về một vấn đề mà HS còn có nhiều cách hiểu khác nhau, các ý kiến đa dạng;…

32 - Xác định mục tiêu của họat động THTN

Mục tiêu của họat động THTN phải bao gồm hai mục tiêu cơ bản: Mục tiêu của bài học và mục tiêu cụ thể cho sự phát triển kỹ năng xã hội trong hoạt động nhóm. Tuy nhiên, không thể một lúc và đồng thời có thể giáo dục ở các em tất cả các kỹ năng mà nên lựa chọn một vài kỹ năng cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ/nội dung bài học, với trình độ thực tế của HS.

Trên cơ sở những kỹ năng xã hội cơ bản cần cho HS khi làm việc nhóm, GV cần có kế hoạch cho toàn bộ quá trình hình thành kỹ năng làm việc nhóm ở HS. Cần có sự ưu tiên những kỹ năng nào hình thành ở HS trước, kỹ năng nào sau và có sự theo dõi tiến bộ của từng HS để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Trên cơ sở kế hoạch tổng thểđó, GV lựa chọn một hay hai kỹ năng cho một bài học khi chuẩn bị cho dạy học có tổ chức THTN.

- Thiết kế các nhiệm vụ cho HS THTN

Nhiệm vụ THTN nên được thiết kếđòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên sao cho tạo ra được sự gắn bó hữu cơ giữa nhiệm vụ cá nhân với nhiệm vụ chung của nhóm. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân, HS phải hợp tác nhóm và hoàn thành phần công việc của mình trong nhóm.

Để phát huy vai trò “cố vấn” của nhóm trưởng trong hoạt động THTN, GV không những hiểu rõ khả năng học tập rất khác nhau của mỗi HS trong lớp, phân nhóm hợp lí

để người biết nhiều chỉ người biết ít mà còn phải thiết kế nhiệm vụ học tập cho cá nhân và nhóm đạt được những điều sau đây:

+ Nhiệm vụ học tập được thiết kế căn cứ vào mục tiêu của chương, bài học vật lí. Nhiệm vụ của nhóm nên là tập con của nhiệm vụ của cá nhân. Ví dụ mỗi HS cần làm 4 bài tập về nhà thì có thể lấy 2 bài trong sốđó làm nhiệm vụ của nhóm.

Thường thì nhiệm vụ nhóm, nếu là các bài tập, GV nên chọn các bài tập điển hình, cần sự hợp sức của cả nhóm để giải quyết. Việc giải quyết tốt nhiệm vụ nhóm là nền tảng để mỗi cá nhân tự giải quyết nhiệm vụ của riêng mình. Đây chính là sự gắn kết giữa học cá nhân với hợp tác nhóm, là tận dụng thế mạnh của học nhóm nhưng không làm mất đi tính độc lập trong tự học.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VẬT LÝ TỔ CHỨC TỰ HỌC THEO NHÓM (THTN) TRONG DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ LỚP 8 TRUNG HỌC CƠ SỞ (THCS) (Trang 29 -29 )

×