Đặc điểm nguồn tin hiện đại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

7. Bố cục của Khóa luận

2.1.2 Đặc điểm nguồn tin hiện đại

Ngày nay, CNTT đã tác động mạnh mẽ đến các hoạt động thông tin - thư viện. Nhu cầu tin của người dùng tin không những đòi hỏi nhiều hơn về nguồn tin truyền thống (Sách, báo, tạp chí, luận văn, tranh ảnh, bản đồ,…) mà còn có nhu cầu sử dụng ngày càng cao nguồn tin điện tử (Bao gồm các cơ sở dữ liệu sách, báo, tạp chí điện tử, CD-ROM( Compact Disk - Read Only Memory)…

Nguồn tin điện tử rất phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Việc phân loại nguồn tin điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung và khai thác nguồn tin điện tử đối với các cơ quan thông tin – thư viện.

Nguồn tin điện tử không những mở rộng đối tượng phục vụ mà còn góp phần tăng khả năng đa truy cập. Nó cho phép người dùng tin có thể tra tìm tài liệu đồng thời theo nhiều dấu hiệu khác nhau. Do đó, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận thức được rằng, mục tiêu của họ không chỉ hướng đến yêu cầu của độc giả mà còn định hướng trong việc mở rộng hơn nữa khả năng khai thác và truy nhập khối lượng thông tin khổng lồ của nhân loại từ nhiều nguồn tin khác nhau. Vì vậy, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng nguồn tin điện tử đó là: Cơ sở dữ liệu(CSDL) thư mục sách, báo tạp chí, bài trích, luận văn, địa chí; CD-ROM; Nguồn tin trực tuyến (Online) nhằm thoả mãn yêu cầu tin một cách kịp thời, đầy đủ, cập nhật, phù hợp với nhu cầu tin của bạn đọc.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ tác động rất lớn đến hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống. Các sản phẩm công nghệ liên tục được đổi mới theo thời gian, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay.

Các phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ thư viện mà cụ thể trong công tác bổ sung nguồn tin để phát triển nguồn thông tin của cơ quan liên tiếp ra đời và được nâng cấp để phù hợp với sự phát triển của đất nước, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin .

Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin - thư viện ngày càng khẳng định vai trò và vị quan trọng của nó trong xã hội. Trước đây Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng phần mềm quản lý CDS/ISIS (Phần mềm miễn phí do UNESCO cung cấp), đến nay thư viện đã sử dụng phần mềm tích hợp ILIB do thư viện Quốc gia Việt Nam tài trợ và công cụ tự động hoá MARC21 để xây dựng CSDL thư mục cho các tài liệu có trong thư viện, nhất là đối với các tài liệu mới nhập về thư viện.

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc là trung tâm thông tin lớn của tỉnh, đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin ở địa phương. Tính đến năm 2012 các nguồn tin điện tử có trong thư viện bao gồm:

+ Báo, tạp chí điện tử;

+ Sách điện tử (Sách giáo trình; sách tham khảo, tra cứu như: Bách khoa toàn thư, từ điển);

+ Các CSDL thư mục

Các CSDL thư mục là một trong những nguồn tài liêụ điện tử lớn nhất của thư viện, chúng đóng vai trò giúp bạn đọc có thể truy cập tới nguồn tài nguyên truyền thống với hàng nghìn bản mà thư viện đang sở hữu. Các CSDL này bao gồm: CSDL sách, CSDL báo – tạp chí, CSDL luận văn, CSDL bài trích.

Bảng 7. BẢNG THỐNG KÊ CƠ SỞ DỮ LIỆU THƯ MỤC CỦA THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

Tên CSDL Số biểu ghi Biểu ghi thư mục địa chí 9.000

Luận văn 2.500

Báo, tạp chí 38.977

Tổng số 50.477

+ Tài liệu trực tuyến (online) thường có 2 loại là tài liệu điện tử miễn phí và tài liệu điện tử phải trả tiền.

+ Nguồn thông tin qua internet, website: Đây là nguồn thông tin phong phú mà hiện nay nó là điểm truy cập thông tin rất phổ biến được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới và Việt Nam.

Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tin học hóa trong công tác thư viện, ban giám đốc Thư viện tỉnh có những dự án cho việc xây dựng nguồn tài liệu số trong năm 2012, đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm ILIB vào công tác bổ sung nguồn tin, thư viện đã có sự thay đổi căn bản trong nhiệm vụ xử lý tài liệu hỗ trợ cho công tác phát triển nguồn tin một cách liên tục để đáp ứng phần nào nhu cầu tin ngày càng cao của bạn đọc trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)