Đặc điểm nguồn tin truyền thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 29)

7. Bố cục của Khóa luận

2.1.1 Đặc điểm nguồn tin truyền thống

Theo nội dung tài liệu

Qua nhiều lần thanh lý và biến động, tính đến hết năm 2012 Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có 172.770 bản sách (Trong đó có 9800 bản sách ngoại văn), 60 loại báo, tạp chí, chúng được bổ sung thường xuyên.

Xét trên phương diện môn loại khoa học nguồn tin truyền thống của thư viện có cơ cấu như sau:

- Sách

Sách là thành quả lao động sáng tạo của nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau và sách phát huy tác dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy mọi ngành nghề trong xã hội phát triển.

Bảng 3. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SÁCH TRONG TỪNG MÔN LOẠI

Môn loại khoa học Số lượng bản sách Tỷ lệ (%) Khoa học tự nhiên

Khoa học xã hội Khoa học và kỹ thuật

Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao Thiếu nhi Tổng 35546 32142 33818 42457 28807 172770 20,6 18,6 19,6 24,6 16,6 100

Qua khảo sát số lượng bản sách trong từng môn loại của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có sự chênh lệch lớn. Số lượng sách về khoa học tự nhiên, sách về văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, sách thiếu nhi và sách về khoa học kỹ thuật chiếm một tỷ lệ khá lớn trong thư viện, đặc biệt là sách về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (24,6%), khoa học tự nhiên (20,6%),khoa học kỹ thuật (19,6%) sách về khoa học xã hội và sách thiếu nhi chiếm tỷ lệ gần như nhau là 18,6% và 16,6 %. Do vậy, sự thiếu cân bằng về nội dung tài liệu của thư viện đã thể hiện việc chưa phù hợp trong công tác đáp ứng nguồn tin với nhu cầu tin của người dùng tin.

- Báo, tạp chí

Báo, tạp chí là loại hình tài liệu cung cấp thông tin nhanh và kịp thời, thông tin có hiệu quả cao trong công tác phục vụ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, chính trị, thẩm mỹ cho bạn đọc. Nhìn chung, nguồn báo, tạp chí được bổ sung đều đặn và ngày càng gia tăng.

Nội dung của loại hình này rất phong phú, nó tổng hợp cả kiến thức đa ngành và chuyên ngành. Một số đầu báo mà thư viện thường bổ sung như:

Báo, tạp chí có nội dung tổng hợp như: Báo Vĩnh Phúc, báo Nhân dân, báo Hà Nội, báo Tiền phong, báo sinh hoạt chi bộ, báo Tuổi trẻ, hay Tạp chí gia đình,Tạp chí khoa học,…

Báo và tạp chí có nội dung chuyên ngành như: Báo kiến trúc,… Hiện nay, báo và tạp chí có số liệu cụ thể là: 60 loại.

Theo hình thức tài liệu

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có những loại hình tài liệu khác nhau, điều đó phụ thuộc vào nhu cầu tin, trình độ của người dùng tin, kinh phí và mức độ phát triển trong địa bàn tỉnh.

Đến nay thư viện có nguồn tài liệu truyền thống sau: Sách, báo, tạp chí, vi phim, vi phiếu, luận án, luận văn, băng hình, đĩa hình, đĩa quang, bản đồ. Hơn thế nữa, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc còn có tài liệu dành riêng cho những người bị khiếm thị. Do vậy, xét theo hình thức của tài liệu, nguồn tin truyền thống của thư viện có cơ cấu như sau:

Bảng 4. BẢNG THỐNG KÊ TÀI LIỆU (Năm 2012) Nguồn tài liệu Số lượng

Sách

Báo, tạp chí Vi phim, vi phiếu Tranh, ảnh

Luận văn, luận án Bản đồ

Tài liệu dành cho người khiếm thị

172.770 (Bản) 60 (Tên) 105 (Tên tài liệu) 1.789 (Bức) 55 (Bản) 200 (Bản) 300 CD

Theo ngôn ngữ của tài liệu

Tài liệu trong Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là tài liệu tiếng việt, tài liệu ngoại văn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể như sau:

Bảng 5. BẢNG THỐNG KÊ TÀI LIỆU THEO NGÔN NGỮ

Ngôn ngữ tài liệu Số bản tài liệu Tỷ lệ(%) Tiếng Pháp Tiếng Anh Tiếng Nga Hán Nôm Tiếng Việt 553 198 19 736 171.264 0,3% 0,11% 0,01% 0,43% 99,1%

Phân theo cơ cấu tổ chức của một thư viện

Theo cơ cấu tổ chức của thư viện, tài liệu được phân theo các phòng, kho: Phòng đọc, phòng mượn, phòng địa chí… cụ thể như sau:

Bảng 6. SỐ LIỆU THỐNG KÊ TÀI LIỆU THEO CÁC KHO VÀ LOẠI HÌNH TRONG THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

Các phòng Số lượng Phòng Đọc

Phòng Mượn Phòng Địa chí Phòng Thiếu nhi Kho luân chuyển Kho lưu Kho báo, tạp chí 27.030( bản) 37.825(bản) 15.171(bản) 28.807(bản) 60.919(bản) 3.018(bản) 60(loại)

Tài liệu của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Với vai trò là thư viện trung tâm của tỉnh nên rất nghiều người dùng tin đến mượn tài liệu về đọc. Do đó, tài liệu ở phòng mượn chiểm tỷ lệ lớn (21,8%) so với các phòng như phòng đọc (15,6%), phòng thiếu nhi (16,6%), phòng địa chí (8,7%),. Điều đó cũng chứng tỏ, sự hiểu biết, trình độ dân trí, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)