Thực trạng nguồn tài liệu tại Thư viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 27)

7. Bố cục của Khóa luận

2.1 Thực trạng nguồn tài liệu tại Thư viện

Xuất phát từ nhu cầu của người dùng tin, công tác thông tin - thư viện đã trở thành phương tiện chủ yếu để quản lý những thành quả của nền văn minh nhân loại.

Mỗi thư viện ngay từ khi ra đời đều cố gắng xây dựng cho mình có một nguồn thông tin thật phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Song vấn đề đặt ra là làm cách nào, phát triển nó như thế nào mới đạt hiệu quả.

Đối với một thời đại, mỗi một giai đoạn lịch sử, một hoàn cảnh xã hội lại có những loại thông tin khác nhau. Nhưng nói chung lại, nó luôn được phát triển theo một quy luật riêng. Vì vậy, đòi hỏi thư viện phải đảm bảo được chất lượng tài liệu phù hợp với độc giả của thư viện đó. Trên cơ sở đó, thư viện mới thực hiện chức năng đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội.

Trong hoạt động thông tin - thư viện luôn luôn xuất hiện những nhu cầu về thông tin mới, cập nhật. Để thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin đó thì vấn đề phát triển nguồn tin là vấn đề quan trọng trong các trung tâm và cơ quan thông tin - thư viện hiện nay.

Đánh giá chất lượng hoạt động của thư viện thì yếu tố đầu tiên phải đề cập đến là sự phù hợp của nguồn tin đối với nhu cầu thông tin của thư viện đó.

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng phát triển nguồn tin, nhằm đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc. Thư viện luôn tìm hiểu những nhu cầu mới để kịp thời bổ sung tài liệu phù hợp với yêu cầu của bạn đọc, mặt khác Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc phát huy nhiệm vụ và chức năng của mình bằng cách xây dựng những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển nguồn tin trước mắt và trong tương lai sao cho nguồn tài liệu của thư viện ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc được đầu tư trang bị ngày càng hiện đại. Số lượng đầu sách không ngừng tăng lên. Khi tách tỉnh Thư viện chỉ có 30.000 đầu sách, đến nay đã tăng lên 120.000 đầu sách, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của đông đảo bạn đọc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Qua thực tế điều tra thì tình hình phát triển nguồn tin tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều thay đổi qua các năm. Bao gồm cả nguồn tin truyền thống và nguồn tin điện tử, cụ thể như sau:

* Đối với nguồn tin truyền thống

Bảng 1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI LIỆU CỦA THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2007-2012

Năm Số bản sách 2007 2008 2009 2010 2011 2012 99091 108608 117661 134004 155313 172770

Qua khảo sát ta thấy số lượng bản sách và tên báo, tạp chí đều tăng qua các năm. Từ khi mới tách tỉnh Thư viện có số lượng tài liệu rất nhỏ chỉ với 30.000 bản sách và 10 tên báo, tạp chí nhưng đến năm 2012 số bản sách và tên báo, tạp chí tăng nhanh đáng kể với 172.770 bản sách và 60 tên báo, tạp chí . Vì vậy, trong những năm gần đây thư viện luôn chú trọng và quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn tin của thư viện mình, đặc biệt đối với nguồn tin

truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin một cách phù hợp đối với đặc điểm của tỉnh và bạn đọc ở địa phương.

* Đối với nguồn tin điện tử

Nguồn tin điện tử có trong Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc cũng được quan tâm trong những năm gần đây, trong vòng 5 năm từ năm 2007-2012 Thư viện đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu thư mục với số lượng biểu ghi tăng nhưng vẫn còn chậm, cụ thể như sau:

Bảng 2. SỐ LIỆU THỐNG KÊ BIỂU GHI GIAI ĐOẠN 2007-2012

Năm Số biểu ghi

2007 2008 2009 2010 2011 2012 15.000 18.000 20.000 25.000 35.000 45.000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề tổ chức quản lý tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)