Bồi thường kịp thời cho những thiệt hại của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 44)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2. Bồi thường kịp thời cho những thiệt hại của người tiêu dùng

Nguyên tắc chủ đạo của một chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng đó là bồi thường một cách kịp thời. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 có quy định: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”, sự kịp thời để được thể hiện một cách nhanh chóng trong một khoản thời gian nhất định cho người tiêu dùng khi bị thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng gây ra.

Để giải thích cho việc bồi thường toàn bộ và kịp thời một cách rõ ràng và rành mạch thì Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP hướng dẫn rằng: “Để thiệt hại được bồi thường kịp thời và toàn bộ, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng các yêu cầu đòi bồi

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 39 SVTH: Néang Kim Chua

thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khuẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để

giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự”. Quy định này chủ yếu để thực hiện một

cách nhanh chóng đến người tiêu dùng khi họ có đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tòa án. Như vậy, những giả đáp của người tiêu dùng sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn, kịp thời bồi thường hay hỗ trợ đến người tiêu dùng, làm họ an tâm và tin tưởng hơn vào nền luật pháp của mình điều đó đồng nghĩa rằng chúng ta sẽ áp dụng triệt để thời gian để minh oan, đòi sự công bằng cho người tiêu dùng.

Nguyên tắc giải quyết kịp thời của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm các lý do sau:

- Yêu cầu được bồi thường là một quy định nằm trong quy định bồi thường ngoài hợp đồng nói chung nên, người tiêu dùng yêu cầu bồi thường đó là một thứ hiển nhiên và bắt buộc Tòa án phải giải quyết kịp thời cho họ.

- Giá trị thiệt hại của người tiêu dùng thường có giá trị rất thấp nên, tranh chấp xảy ra không quá lớn mà các bên đều muốn nhanh chóng giải quyết vụ việc. Do đó, nguyên tắc kịp thời và hoàn toàn sẽ rất thuận lợi để bảo vệ quyền lợi của họ nhằm nhanh chóng giải quyết vụ việc, tiết kiệm thời gian, công sức cho người tiêu dùng người gây hành vi thiệt hại và cả các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết tranh chấp.

- Mục đích bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng kdo hàng hóa kém chất lượng gây ra phải luôn luôn được đảm bảo. Một khi quyền lợi của mình bị xâm hại thì người tiêu dùng phải chịu khá nhiều thiệt thòi cho nên việc bồi thường kịp thời sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng được bảo vệ một cách công bằng và nhanh chóng. Bồi thường kịp thời cho người tiêu dùng bị thiệt hại nhằm mục đích khắc phục lại tình trạng tài sản, sức khỏe như ban đầu và bù đắp cho những tổn thất của người bị thiệt hại. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong những trường hợp người tiêu dùng bị xâm hại và chịu ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe. Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa to lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, hạn chế những thiệt hại khác có thể phát sinh thêm, bởi các chi phí cho việc cứu chữa bệnh nhân trong điều kiện này đôi khi vượt quá khả năng của nạn nhân. Bồi thường kịp thời cũng có thể giúp một người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng được cứu sống, một người bị ảnh hưởng đến sức khỏe có thể tránh được những hậu quả, di chứng đối với sức khỏe về sau.

2.4.3. Nguyên tắc thỏa thuận trong việc bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại cho một cá nhân hay tổ chức nào đó không nhất thiết phải bị đưa ra Tòa án để giải quyết và do sự phán xét của Tòa án mà áp đặt cho cả bên. Bộ luật dân sự cũng đề cao tính chủ động và ý chí của cả hai bên khi tham gia giao dịch

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 40 SVTH: Néang Kim Chua

và có phát sinh ra thiệt hại nào đó. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dấn sự 2005: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, thừ trường hợp pháp luật có quy định.”

Và sự tự thỏa thuận giữa các bên được quy định rõ trong Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP tại tiểu mục 2.1 mục 2 Phần I rằng: “Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái với pháp luật, đạo đức xã hội”.

Điều này đã giúp hạn chế đi sự bất cập trong nền pháp luật nước ta và cũng thỏa được các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005, trong đó nguyên tắc tự thỏa thuận đã được quy định. Giữa người thiệt hại và người gây ra thiệt hại do hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng có thể thỏa thuận với nhau về các vấn đề sau:

- Mức bồi thường. Khi thiệt hại xảy ra người gây ra thiệt hại đưa ra một khoản bồi thường phù hợp cho người bị thiệt hại để họ xem xét về khoản đó. Sau đó, hai bên tiếp tục thỏa thuận đến khi nào cả hai bên đồng ý về sự thỏa thuận trên. Nếu người bị thiệt hại không đồng ý về biện pháp bồi thường của người gây ra thiệt hại thì họ có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường phù hợp với mức độ thiệt hại mà phía người gây thiệt hại gây ra và người gây ra thiệt hại có trách nhiệm xem xét giải quyết yêu cầu của người bị thiệt hại.

- Hình thức bồi thường. các hình thức bồi thường trong trường hợp vi phạm quyền lợi người tiêu dùng gồm: hoàn trả bằng tiền, bồi thường bằng hiện vật, hoặc thực hiện một nghĩa vụ hoặc thực hiện một công việc nào đó.

- Phương thức bồi thường: các bên có thể thỏa thuận bồi thường một hay nhiều lần.

Trong khi thỏa thuận các bên phải chú ý và tuân theo tự do thỏa thuận, vì đó là cơ sở thiết yếu của nền pháp luật và không được trái với luật, không có sự giả tạo, cưỡng ép, không được làm mất thuần phong mỹ tục hay lợi dụng điểm yếu của đối phương để đe dọa, ép buộc người kia thực hiện nghĩa vụ.

2.5. Chế định được miễn bồi thường thiệt hại

Thực tế trong việc nghiên cứu cho thấy, không phải tất cả các trường hợp lỗi của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa đều phải chịu trách nhiệm để bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong đó, có trường hợp ngoại lệ, người gây ra thiệt hại

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 41 SVTH: Néang Kim Chua

cho người tiêu dùng không phải bồi thường thiệt hại đó, không phải không có nghĩa vụ bồi thường mà vì họ thực hiện hành vi đó hoàn toàn không có lỗi hoặc người bị thiệt hại dẫ họ vào đường phải thực hiện các trường hợp như sau:

2.5.1. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những trường hợp tuy có sự vi phạm về quyền lợi người tiêu dùng vò có thiệt hại phát sinh nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó sẽ được pháp luật cho phép miễn thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 như sau: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại điều 23 của Luật này được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng”.

Trường hợp này cho thấy rằng pháp luật đã dự kiến cho một trường hợp ngoại lệ đó là không phải hàng hóa nào cũng hoàn hỏa một cách tuyệt đối. Trong tất cả các loại hàng hóa, sản phẩm được cung cấp cho người tiêu dùng trên thị trường chắc chắn sẽ có thể phát sinh những sai sót nhất định về mặt kỹ thuật trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, sản xuất. Về mặt khoa học, sự xuất hiện của những khuyết tật trong hàng hóa, sản phẩm này không thể tránh khỏi và chúng ta buộc phải chấp nhận điều này. Và cũng do những khiếm khuyết này xuất hiện không phải do ý muốn của nhà sản xuất và cũng không do ý muốn của bất cứ ai; bản thân những khiếm khuyết này đã vượt quá trình độ khoa học tại thời điểm các nhà sản xuất nghiên cứu và cung cấp loại sản phẩm, hàng hóa đó cho người tiêu dùng nên họ tuy có lỗi sơ suất nhưng cũng được pháp luật miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Khi một hàng hóa có khuyết tật gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại và phía cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh phải bồi thường. Nếu họ không muốn bồi thường thì họ phải chứng minh rằng khuyết tật đó là một khiếm khuyết không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm cung cấp cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này ta nhận thấy được nguyên tắc là nghĩa vụ chứng minh lỗi vẫn thuộc về phía tổ chức, cá nhân sản xuất, kin doanh chứ không phải về phía người tiêu dùng.

Tuy nhiên, vấm đề này cũng chưa được rõ ràng vì nếu chứng minh thì việc chứng minh này sẽ thực hiện như thế nào và ai sẽ là người đưa ra kết luận rằng sự khuyết tật đó không thể phát hiện được với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại thì pháp luật chưa đề cập tới.

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 42 SVTH: Néang Kim Chua

Thông thường việc chứng minh sản phẩm này có khuyết tật là do nhà chuyên gia, kỹ sư chuyên ngành trong lĩnh vực đó đưa ra kết luận nhưng ai là người có thẩm quyền công nhận những kết luận này đây là vấn đề cần phải giải quyết. Kết luận mang tính chất khoa học chính xác và đáng ttin cậy có thể đưa ra bởi một bên thứ ba độc lập hoặc một tổ chức khoa học chuyên môn của Nhà nước nhưng liệu bản thân những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp những hàng hóa có khuyết tật có thể cùng những kết luận của mình để chứng minh sản phẩm của mình có khuyết tật là do vượt quá trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm cung cấp cho người tiêu dùng hay không vấn đề pháp luật cần quy định một cách cụ thể hơn.

2.5.2. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm

Không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những trường hợp có thiệt hại xảy ra khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhưng các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Một yếu tố quan trọng gắn liền với quy định trên là các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hnagf hóa, dịch vụ không hề có lỗi trong việc gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Theo Điều 444 trong Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bảo đảm chất lượng vật mua bán “Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:

a) Khuyết tật mà bên mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;

b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;

c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.”

Bộ luật dân sự năm 2005 đã đưa ra ba trường hợp cho thấy bên bán hàng hóa không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp này. Những quy định này được áp dụng khi giữa người têu dùng và người bán có hợp đồng mua bán:

- Khiếm khuyết mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua. Đây là trường hợp khi hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng thì bản thân nó đã bộc lộ ra những khuyết tật cho thấy hàng hóa không đảm bảo đầy đủ các tính năng sử dụng cũng như sự an toàn cần thiết và người tiêu dùng đã nhìn thấy khuyết tật nhưng vẫn chấp nhận sử dụng.

- Đối với vật bán đấu giá, vật ở cửa hàng đồ cũ. Ta nhận thấy những vật bán ở đây đã hết hạn sử dụng hoặc không còn bảo hành nên không thể bắt buộc bên bán phải có trách nhiệm đối với hàng hóa mình đã cung cấp và người tiêu dùng cũng nhận thấy được sự mất an toàn của hàng hóa nhưng vẫn đồng ý sử dụng.

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 43 SVTH: Néang Kim Chua

- Đố với những trường hợp mà người gây ra khuyết tật là bên mua thì đương nhiên bên bán cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua.

Theo Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định về các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại:

“1. Người sản xuất, người nhập không phải bồi thường throng các trường hợp sau đây:

a) Người bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã

hết hạn sử dụng;

b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

c) Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

d) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc cuart cơ quan

nhà nước có thẩm quyền;

e) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đu để phát hiện khả năng gây

mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

f) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;

g) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua người tiêu dùng.

2. Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;

c) Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;

d) Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.”

Như vậy, ta có thể thấy pháp luật quy định rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bất cứ người tiêu dùng nào dù thiệt hại có phát sinh.

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 45 SVTH: Néang Kim Chua

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG CHO QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG DO HÀNG HÓA KÉM CHẤT LƯỢNG GÂY RA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Trong thời gian qua, nền pháp luật chúng ta đã ghi nhận nhiều nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được bồi thường một cách thỏa đáng khi bị một chủ thể nào đó tác động lên một khách thể nào đó của người tiêu dùng. Các quy định về hàng hóa kém chất lượng cũng được pháp luật ghi nhận trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra khá đầy đủ các quy chế pháp lý

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 44)