Thiệt hại về tinh thần

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 30)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1.2. Thiệt hại về tinh thần

Thiệt hại về tinh thần là một thuật ngữ pháp lý ra đời muộn hơn thuật ngữ thiệt hại về vật chất, nó chưa được đề cập trong Luật La Mã cổ đại. Trong pháp luật phong kiến Việt Nam thì thuật ngữ này chưa được đề cập tới một cách trực tiếp nhưng thông qua một số điều luật cụ thể ta thấy các nhà làm luật phong kiến cũng đã quan tâm tới những thiệt hại về tinh thần. Trong Quốc Triều hình luật tại Điều 472 quy định trong trường hợp người nào đánh các quan chức bị thương, thì ngoài tiền bồi thường các thương tích còn phải bồi thường một khoản tiền phạt (Tiến sĩ Phùng Trung Tập, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngòi hợp đồng về tài sản, tính mạng, sức khỏe, sđđ tr.37).

Ngày nay, theo quan niệm pháp lý của các luật gia Châu Âu và pháp luật Anh – Mỹ thì thiệt hại tinh thần là loại thiệt hại không được biêu đạt bàng việc mất mát tài sản, vật hoặc các quyền định giá được bằng tiền. Còn theo quan điểm pháp luật của Việt Nam hiện tại thì quy định thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hoặc những suy sụp về tình cảm, tâm lý của cá nhân và được xác định tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP hướng dẫn Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 thì yếu tố thiệt hại được hướng dẫn như sau:

“ a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định ại Khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại Khoản 1 Điều 611 BLDS.

b)Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tinh thần mà họ phải chịu;

Thiệt hại do tổn thất tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.”

Như vậy, thiệt hại về tinh thần do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là người tiêu dùng do sử dụng hàng hóa, dịch vụ với mục đích sinh hoạt gây ra những tổn thất về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà những người thân của người tiêu dùng phải chịu đau thương buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 25 SVTH: Néang Kim Chua

Hiện nay, thực trạng người tiêu dùng Việt Nam bị thiệt hại do nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi của họ rất phổ biến nhưng họ thường không có yêu cầu các cá nhân, tổ chức này trách nhiệm bồi thường thiệt hại một phần vì do thiệt hại thông thường không có giá trị lơn lắm, hai là do tâm lý ngại tranh đấu, kiện tụng của người dân, ngoài ra còn do sự thiếu hiểu biết về quyền lợi của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)