Phải có hành vi trái pháp luật

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 31)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2. Phải có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì sự kiện do hành vi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại là một trong những cơ sở pháp lý phát sinh trách nhiệm này. Hành vi này được xác định là cơ sở pháp lý cho việc xác định thiệt hại khi nó phải là hành vi trái pháp luật, nếu là hành vi trái pháp luật cho phép thì dù có gây ra thiệt hại thì chủ thể của hành vi gây thiệt hại đó cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường như trong trường hợp bất khả kháng… Như vậy, xét trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng thì hành vi trái pháp luật là cơ sở phát sinh thiệt hại là hành vi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng mà dẫn đến phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng thì phải bồi thường. Cụ thể đó là hành vi:

Thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm nhưng vẫn làm: sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đủ chất lượng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trái với thuần phong mỹ tục nhằm để có được lợi nhuận của hàng hóa. Khi các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà thực hiện các hành vi gây phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng.

Không thực hiện các hành vi mà pháp luật quy định phải thực hiện được quy định từ Điều 14 đến Điều 17 trong Pháp lệnh số 13/1999/PL - UBTVQH10 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và được hướng dẫn cụ thể từ Điều 6 đến Điều 9 Nghị định số 55/2008/NĐ - CP hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999. Đó là việc không thực hiện các hành vi như không ghi nhãn mác hàng hóa theo quy định pháp luật ; không cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hóa; không đảm bảo các quy định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ như đã cam kết khi cung cấp cho người tiêu dùng hay sử dụng những công nghệ tinh vi để giả mạo về nhãn mác, chất lượng sản phẩm, hàng hóa… do không thực hiện các hành vi phải thực hiện này mà các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 26 SVTH: Néang Kim Chua

phương hại đến người tiêu dùng vì vậy mà họ phải có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra.

Như vậy, việc không tuân thủ các quy định của pháp luật tức là đã thực hiện các hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại thì đây là một trong những căn cứ pháp lý phát sinh trách nhiệm bồi thường do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 31)