Chủ thể trong quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoà

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 36)

5. Kết cấu đề tài

2.2. Chủ thể trong quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoà

hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra

2.2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Chủ thể là một quan hệ pháp luật nói chung là những người tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Khác với quan hệ pháp luật phát sinh từ một hợp đồng dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng này; còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra lại là sự kiện phát sinh quan hệ nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ này. Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2005 – bồi thường thiệt hại người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra thì: “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì

phải bồi thường”. Theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

năm 2010 và Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 thì các chủ thể chịu bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thứ tự nhất định hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.

Đầu tiên, là tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; Thứ hai, là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 31 SVTH: Néang Kim Chua

Thứ ba, là tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;

Thứ tư, là tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân sản xuất hàng há có khuyết tật, tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật hoặc tổ chức cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa1; hoặc là người bán hàng khi có phát sinh thiệt hại cho người tiêu dùng do lỗi của người bán hàng.2

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định về chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chi tiết tại Khoản 1 Điều 10; Khoản 13 Điều 12; Khoản 12 Điều 16 và Điều 61, Điều 62. Theo đó, người sản xuất, nhập khẩu phải bồi thường cho ngườii tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa không đảm bảo chất lượng do lỗi của nhà sản xuất, nhập khẩu ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Người bán hàng phải bồi thường cho người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)