Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại trên thực tế xảy

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 34)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4.Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại trên thực tế xảy

những hành vi gây thiệt hại đó không có yếu tố lỗi. Trong những trường hợp này thì trách nhiệm bồi thường cho N người tiêu dùng được thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan và dù cho những hành vi này không có lỗi nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng. Nhưng đây là một quy định ngoại lệ của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, tránh được sự lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để né tránh những trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng mà trong đó yếu tố lỗi không thể xác định được.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định rằng: “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường

hợp không có lỗi thì áp dụng theo quy định đó” và tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định thêm: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh

khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này”. Hai quy định trên cho

thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi không có lỗi chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không có một thỏa thuận bồi thường.

Giống với trường hợp bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có lỗi; nghĩa vụ chứng minh lỗi trong trường hợp này cũng không thuộc về người tiêu dùng mà thuộc về phía tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

2.1.4. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại trên thực tế xảy ra ra

Việc xác định mối quan hệ nhân quả này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ai là chủ thể phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như ta đã biết từ một nguyên nhân có thể phát sinh nhiều hậu quả và ngược lại, hậu quả nhất định có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà sự kiện diễn ra. Tuy nhiên, thực tế chứng minh trong mỗi hoàn cảnh nhất định thì từ một nguyên nhân nhất định chỉ phát ra một hậu quả nhất định.

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 29 SVTH: Néang Kim Chua

Như vậy, ta xác định mối quan hệ nhân quả này chính là xác định đâu là hành vi vi phạm pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân khách quan dẫn tới phát sinh hậu quả - thiệt hại xảy ra trên thực tế; mà nếu thiếu nguyên nhân đó thì không thể nào làm phát sinh hậu quả trong trường hợp được nêu ra.

Do đó, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về sản phẩm không đủ chất lượng dẫn đến xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng chính là việc xác định thiệt hại xảy ra mà người tiêu dùng phải chịu có đúng là kết quả tất yếu của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng. Đây là cơ sở pháp lý xác định nhà sản xuất kinh doanh nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức độ bồi thường là bao nhiêu. Trong mối quan hệ nhân quả này thi hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng vì vậy trong mối quan hệ giữa cái sinh ra và cái được sinh ra này thì hành vi vi phạm pháp luật này phải diễn ra trước khi kết quả - thiệt hại xảy ra.

Việc xác định đúng mối quan hệ này không phải lúc nào cũng dễ dàng đặc biệt là trong trường hợp vi phạm ngoài hợp đồng vì hàng hóa kém chất lượng dẫn đến xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng vì thiệt hại xảy ra thường là kết quả của nhiều nguyên nhân. Vì vậy, cần xác định đâu là nguyên nhân thứ yếu, đâu là nguyên nhân thiết yếu có tính quyết định đến việc gây ra hậu quả - thiệt hại xảy ra để từ đó có thể xác định mức độ trách nhiệm bồi thường của mỗi chủ thể của hành vi gây ra thiệt hại cụ thể.

Một là tính thời gian trong quan hệ nhân quả: Mối quan hệ này diễn ra trong quá trình thuộc về một khoảng thời gian cụ thể. Do vậy hành vi được coi là nguyên nhân phải diễn ra trước kết quả.

Hai là, tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả: tính hiển nhiên phản ánh mối quan hệ bản chất của sự vật, sự việc trong những điều kiện nhất định nó vận động, phát triển theo xu hướng nhất định.

Ba là, tính khách quan trong mối quan hệ nhân quả: Tồn tại độc lập với ý thức của con người, con người không thể tùy tiện xóa bỏ nó.

Ba đặc điểm trên, theo quan điểm của Tiến sĩ Phùng Trung Tập dùng để xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Đó cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá đúng thời điểm, những điều kiện nhất định mà cá nhân, tổ chức gây thiệt hại.

Ví dụ: Anh N nhân dịp sinh nhật của người yêu có mua quà tặng chị một bộ phấn trang điểm có nhãn hiệu nối tiếng của nước ngoài của công ty A do công ty B (trụ sở tại Việt

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 30 SVTH: Néang Kim Chua

Nam) nhập khẩu và phân phối. Trong buổi tiệc sinh nhật, Chị C có sử dụng bộ phấn trang điểm trang điểm để đi tiệc. Đến sáng mai ngủ dậy, chị C thấy mặt ngứa ngứa và có dấu hiệu nổi đỏ, chị C cứ tưởng là bị dị ứng thường nên đã đi mua thuốc uống. Ba ngày sau đó, mặt chị vẫn nổi mẫn ngứa và có những dấu mẫn đỏ ngày càng lây lan và càng nghiêm trọng, chị C phải đi điều trị. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị dị ứng với thành phần hóa chất của kem, khi xét nghiệm về kem thì thấy các thành phần của sản phẩm không còn hạn sử dụng nữa nhưng công ty vẫn đem ra bày bán sản phẩm cho khách hàng. Thiệt hại của chị C là do hành vi không cung cấp đầy đủ thông tin về hạn sử dụng cho khách hàng của công ty B, công ty B đã quy phạm những quy định bắt buộc cung cấp thời hạn sử dụng sản phẩm mặt khác, công ty B đã biết hậu quả xảy ra khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đó mà cố ý đưa ra bày bán để tiêu thụ sản phẩm của mình. Thiệt hại của chị C và công ty B có mối quan hệ với nhau, chính những hành vi vi phạm của công ty B là nguyên nhân dẫn đến việc chị C bị thiệt hại khi sử dụng bộ phấn trang điểm đó.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 34)