Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 27)

5. Kết cấu đề tài

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho

quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra.

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Không chỉ giữa các luật gia của các quốc gia khác nhau trên thế giới có các quan điểm khác nhau về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà các luật gia trong nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có quan điểm khác nhau về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự Pháp để xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại của một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải căn cứ vào 3 điều kiện sau: có thiệt hại, có xuất hiện một sự kiện; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện. Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại, nếu có đầy đủ ba điều kiện này. Theo Luật dân sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải có đủ bốn điều kiện: phải có hành vi vi phạm pháp luật, phải có lỗi của người có hành vi vi phạm pháp luật, phải có thiệt hại xảy ra, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Như vậy, theo quan điểm của luật gia Pháp thì khi xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng họ quan tâm đến sự kiện xảy ra trên thực tế. Ở Việt Nam nghiên cứu lịch sử lập pháp ở nước ta thì thấy mỗi một giai đoạn khác nhau thì điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể nhưng thông qua các quy định của bộ luật này ta thấy điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định là: có thiệt hại trên thực tế (có tổn thất về vật chất, có tổn thất về tinh thần), và người gây thiệt hại phải có lỗi. Khi nước ta là thuộc địa của Pháp và chịu ảnh hưởng của pháp luật Pháp với sự ra đời một số bộ luật; chẳng hạn Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 có quy định về sự tổn hại trái vụ có quy định: “người nào gây thiệt hại đến ai bởi lỗi của mình thì người đó buộc

phải đền sự thiệt hại” (Điều 712, Bộ dân luật Bắc kỳ, năm 1931). Theo quy định này

thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ ba điều kiện: có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có lỗi, và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người gây ra thiệt hại và hậu quả thiệt hại xảy ra trên thực tế. Như vậy, theo quy định này thì một người khi gây thiệt hại trong trường hợp hợp pháp cũng phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Theo Bộ luật dân sự Sài Gòn 1972 chỉ xác định ba điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm: sự tồn tại thiệt hại, lỗi và tương quan nhân quả. Trước khi có Bộ luật dân sự 1995 thì thông tư 173/1972/TT - UBTP hướng dẫn xét xử về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đã quy định chi tiết bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 22 SVTH: Néang Kim Chua

ngoài hợp đồng tại mục A: cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể có bốn điều kiện như sau:

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 27)