5. Kết cấu đề tài
2.1.3.1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp có lỗi
Yếu tố này được cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự năm 2005, tại Điều 308 định nghĩa rằng:
“Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy
GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 27 SVTH: Néang Kim Chua
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.”
Yếu tố lỗi là một yếu tố cần thiết phải được đề cập nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh cho người bị thiệt hại. Theo Hướng dẫn Tiểu mục 1.4 mục 1 Phần I Nghị quyết 03/2006/NQ - HĐTP thì yếu tố lỗi được đi kèm với hành vi gây thiệt hại và được định nghĩa cụ thể như sau:
“a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Vậy một tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi gây thiệt hại thì có thể xem họ có lỗi trong quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Những trường hợp mà giữa tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng không có thỏa thuận về bất cứ điều khoản nào cụ thể hay một hợp đồng nào chính thức hoặc có những thiệt hại phát sinh nằm ngoài những thỏa thuận đó thì khi có một thiệt hại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ không đủ chất lượng do có hành vi vi phạm đến quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân sản xuất ở đây gắn liền với hành vi vi phạm này bị xem là có lỗi. Yếu tố lỗi của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh ở đây gắn liền với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chứ không phải theo một thỏa thuận của hợp đồng và yếu tố lỗi của cá nhân, tổ chức sản xuất là do sự suy đoán lỗi căn cứ vào hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Trong những trường hợp đặc biệt, người tiêu dùng không cần phải chứng minh lỗi khi phải yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đó là khi một cá nhân, tổ chức có những hành vi trái pháp luật mà gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng trong quá trình họ đang sử dụng sản phẩm, hàng hóa không đủ tiêu chuẩn, chất lượng đúng yêu cầu hay quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp luật. Mà ngược lại, nghĩa vụ chứng minh không có lỗi phải thuộc về cá nhân, tổ chức gây ra thiệt hại.