Thiệt hại về vật chất

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1.1. Thiệt hại về vật chất

Thiệt hại vật chất là những tổn thất vật chất thực tế, xác định được bằng một khoản tiền cụ thể nó đã được quy định trong hầu hết một số điều luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể những thiệt hại về vật chất do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là những tổn thất vật chất thực tế do người tiêu dùng đã sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh không tuân thủ các quy định của pháp luật gây ra bao gồm:

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 23 SVTH: Néang Kim Chua

Theo quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định về thiệt hại vật chất trong đó có thiệt hại về tài sản sẽ bao gồm: “Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại

do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 Bộ luật dân sự…”. Trong đó, Điều 608

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thiệt hại về tài sản bao gồm:

“1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”.

Theo các Khoản 1, 2, 3 Điều 60 Luật Chất lượng hàng hóa, sản phẩm năm 2007 quy định về việc thực hiện bồi thường do hàng hóa không đảm bảo chất lượng trong đó thiệt hại về tài sản bao gồm: Thiệt hại về giá tị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại, thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản và chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Tóm lại, người tiêu dùng bỏ ra những khoản tiền nào để mua hàng hóa, chi phí sữa chữa lại hàng hóa bị hư hỏng và những khoản lợi trực tiếp bị mất đi vì hàng hóa bị hư hỏng thì người tiêu dùng sẽ được bồi thường đầy đủ những khoản đó. Nếu người tiêu dùng sử dụng dịch vụ và bị thiệt hại sẽ được bồi thường chi phí mà họ đã bỏ ra để sử dụng dịch vụ đó.

Ví dụ: Chị Huyền có mua một cái máy giặc đồ hiệu P của công ty S. Vì chị làm việc không có thời gian để tự giặc đồ nên mua chiếc máy giặc với ý định sẽ tiết kiệm được thời gian cho chị. Nhưng không may, mới sử dụng được 1 tuần thì cái máy giặc hiệu P đã bị hư vì một động cơ bị cháy và cánh quạt bị gãy. Chị phải gửi máy giặc cho người ta sửa chữa và trong thời gian đó, chị đã phải mang đồ thuê người ta giặc trong khoảng thời gian dài. Nên khi lấy máy giặc về và có hóa đơn sữa chữa chị đã yêu cầu công ty S bồi thường cho chị. Những thiệt hại nhất định về chi phí sửa chữa máy giặc, thiệt hại trong thời gian qua mà chị phải thuê người ta giặc.

Như vậy khi người tiêu dùng mua một hàng hóa về sử dụng và có thiệt hại xảy ra do hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng sẽ được bồi thường đúng những thiệt hại đã phát sinh. Những thiệt hại này có thể là khoản tiền hoặc giá trị vật chất mà người tiêu dùng đã bỏ ra để phục hồi, để sữa chữa hàng hóa đó. Quy định này tuy đã được luật quy định nhưng rất khó áp dụng vì khi người tiêu dùng thực hiện thì rất khó đòi được sự bồi thường thiệt hại từ phía nhà sản xuất.

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 24 SVTH: Néang Kim Chua

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)