Thiêt hại về tài sản

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 39)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1. Thiêt hại về tài sản

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thiệt hại về tài sản bị xâm phạm tại Điều 608 gồm:

Tài sản bị mất;

Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Theo lý luận của Tiến sĩ Phùng Trùng Tập về chế định bồi thường thiệt hại về ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe, tính mạng thì việc xác định thiệt hại này phải dựa trên cơ sở khách quan, do vậy việc xác định thiệt hại đó trong mối quan hệ về mặt không gian và thời gian của thiệt hại. Theo cơ chế đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện nay, sự điều tiết về cung – cầu điều chỉnh trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia và thông qua đó nó được thể hiện qua giá cả trên thị trường. Tùy thuộc vào địa điểm và thời điểm xảy ra thiệt hại mà cách tính chi phí thiệt hại xảy ra trên thực tế có sự khác nhau tùy thuộc vào giá cả của tài sản là vật cùng loại đó trên thị trường ở thời điểm và địa điểm xảy ra thiệt hại.

Ví dụ: Gia đình ông Nguyễn Văn Nam trồng bắp với diện tích 5000 hecta và luôn tìm tới công ty phân bón Lâm Thành để mua phân bón. Trước khi bắp trổ bông, có xuất hiện dịch sâu phá hoại. Ông Nam có ra công ty Phân Bón Lâm Thành để tư vấn về tình trạng bắp. Và công ty Lâm Thành đã đưa ra cho ông Nam một loại thuốc về đặc trị sâu nhưng đó là thuốc mà chính công ty thử chế tạo ra và khuyên khích cho ông Nam sử dụng thử thuốc. Ông Nam cũng đem về sử dụng đúng như công ty đã tư vấn. Khoảng một tuần sau khi để thuốc vào bông bắp, sâu không giảm mà vẫn phát triển và lây lan trên 5000 hecta bắp đó một cách nhanh chóng. Khi phát hiện ra điều đó, bắp của ông Nam đã không thể phòng bệnh được nữa, sâu đã phá hoại đọt bông và đụt thủng các chồi của bắp gây ra mùa bắp của ông Nam bị thất thu. Ông Nam đã thiệt hại tính tổng gần 30 triệu đồng gồm: chi phí giống bắp, chi phí làm đất, chi phí làm cỏ, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu…không kể chi phí lợi nhuận (khoản tiền lợi nhuận khi thu hoạch bắp trên 5000 hecta) đã mất cho một vụ bắp. Ông Nam có ra công ty để đòi bồi thường nhưng công ty từ chối vì cho rằng không thực hiện đúng như lời tư vấn của công ty. Vậy trong trường hợp này thiệt hại của ông Nam sẽ được giải quyết như thế nào? Ông Nam thực hiện giao dịch với công ty nhưng không có một loại hợp đồng nào cả, nhưng vấn đề xác định ở đây, cơ quan chức năng có thể thu thập từ những vỏ chai thuốc còn dư để lấy mẫu thuốc trong chai đem ra thử nghiệm và phát hiện ra các hợp chất trong

GVHD: TH.S Tăng Thanh Phương 34 SVTH: Néang Kim Chua

thuốc không đủ điều kiện và nồng độ để trừ khử sâu. Vì thế, công ty phải bắt buộc bồi thường thiệt hại cho ông Nam với các khoảng chi phí cơ bản trên.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho quyền lợi người tiêu dùng do hàng hóa kém chất lượng gây ra (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)