Thực trạng việc tập huấn cho giáo viên thực hiện quy trình

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông thanh chăn tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục việt nam (Trang 56)

Để đánh giá thực trạng việc hướng dẫn giáo viên thực hiện quy trình dạy học tác giả xây dựng nội dung khảo sát và thu được kết quả sau:

Bảng:2.10. Thực trạng nội dung tập huấn dạy học theo quy trình

Stt Nội dung 1 2 3 4 5 Điểm TB

1

Giáo viên xác định vị trí môn học (đang dạy) trong chương trình

27 33 0 0 0 1.55

2

Giáo viên kiểm tra kiến thức nền của học sinh trước khi bắt đầu môn học

6 37 11 6 0 2.28

3 Giáo viên tìm hiểu năng lực

học tập của học sinh. 22 29 6 3 0 1.83 4 GV điều tra hứng thú học tập

của học sinh đối với môn học 22 29 6 3 0 1.83 5 GV xác định mục tiêu môn

học và mục tiêu bài học 27 33 0 0 0 1.55 6 GV soạn giáo án cho từng

bài học 54 6 0 0 0 1.0

môn học và tài liệu dạy học từng bài học.

8

GV chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học (thuyết giảng, thảo luận nhóm, mô phỏng, đóng vai, case study...)

11 37 12 0 0 2.02

9

GV ghi rõ các phương tiện dạy học tương ứng với hình thức tổ chức dạy học (máy tính, máy chiếu, màn hình, phiếu học tập, phòng họp...) 7 31 22 0 0 2.25 10 GV thiết kế các hình thức kiểm tra - đánh giá phù hợp, hiệu quả.

3 38 10 9 0 2.41

11

Nhóm trưởng, ban Giám hiệu kiểm tra và ký duyệt giáo án

27 33 0 0 0 1.55

Đây là nội dung khảo sát cả đối tượng học sinh và giáo viên. So sánh kết quả khảo sát hai đối tượng sẽ thấy rõ cách nhìn nhận của học sinh và giáo viên có một khoảng cách nhất định.

100 70 85 85 100 100 76.7 80 63.3 68.3 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỉ lệ GV đồng ý Tỉ lệ HS đồng ý

Biểu đồ:2.1.Ý kiến khác biệt giữa giáo viên và học sinh khi đánh giá thực trạng giáo viên phân tích nhu cầu và xây dựng KHDH, KHBD.

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng, giáo viên có tỷ lệ đồng tình cao hơn hẳn so với học sinh. Điều này có thể lý giải như sau:

Nội dung khảo sát là các nhiệm vụ của giáo viên trong đó có những thuật ngữ không quen thuộc với các em học sinh. Dẫn đến vấn đề liên hệ giữa các thuật ngữ này với các sự kiện thực tế hoặc thông tin mà học sinh quan sát được trong quá học tập còn gặp trở ngại.

Một lý do nữa có thể là một số khá nhiều học sinh khả năng nhận thức chậm nên việc tập trung, hiểu, nhìn nhận và đánh giá một vấn đề con mơ hồ, chưa sâu sắc.

2.2.4.1. Thực trạng giáo viên phân tích nhu cầu

Nhìn vào kết quả thể hiện ở Bảng 2.10 và biểu đồ 2.1. Nội dung khảo sát (2,3,4). Tác giả thấy một khoảng từ 15% - 40% giáo viên cũng như học sinh cho rằng trên thực tế giáo viên không: kiểm tra kiến thức nền, tìm hiểu phong cách học tập, điều tra hứng thú học tập của học sinh trước khi dạy môn học. Ngoài ra, nếu không tính những người còn phân vân, thì trong số những người khẳng định giáo viên có tìm hiểu học sinh thì tỷ lệ giáo viên cao hơn tỷ lệ học sinh. Có 2 câu hỏi đặt ra:

Những giáo viên có tìm hiểu nhu cầu học tập của học sinh đã dùng phương pháp nào và công cụ gì để thực hiện việc đó? Sản phẩm của họ là gì?

Những giáo viên không tìm hiểu nhu cầu học tập của học sinh họ không thấy cần thiết hay không có công cụ và điều kiện để thực hiện công việc này?

Để giải đáp 2 câu hỏi trên, 3 cuộc phỏng vấn sâu với thời lượng 15 phút cho mỗi cuộc phỏng vấn được thực hiện với 3 đại diện giáo viên thuộc 3 môn, 3 lứa tuổi khác nhau. Có thể tóm tắt nội dung trả lời như sau: Trước khi bắt đầu nhận một lớp nào đó, nếu là nhận lại giáo viên thường hỏi đồng nghiệp dạy trước về đối tượng học sinh, đặc điểm của lớp như sĩ số, thái độ của học sinh với giáo viên, thái độ học tập… đối với khối lớp mới vào trường (lớp 10) thì trong quá trình giảng dạy, giáo viên vừa lên lớp, vừa tìm hiểu HS và có những điều chỉnh tương ứng.

Với cách làm này, giáo viên không có bằng chứng lưu lại (ví dụ phiếu khảo sát thông tin học sinh), do đó đây là một nhiệm vụ giáo viên thực hiện theo thói quen và nhu cầu tự nhiên chứ chưa được coi là một bước trong quy trình dạy học. Hơn nữa, sau từ một đến hai lần, giáo viên rút ra những đặc điểm chung của học sinh nên không còn nhu cầu hỏi cụ thể với từng lớp. Bên cạnh đó giữa giáo viên này với giáo viên khác cũng không có cùng mức độ quan tâm và tìm hiểu chi tiết giống nhau. Như vậy có thể nhận định rằng việc tìm hiểu đối tượng người học ở đa số giáo viên chưa được thực hiện bài bản đúng quy trình và chưa đạt được chất lượng cần thiết để có thể dựa vào thông tin này phục vụ việc xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy.

2.2.4.2. Thực trạng giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch bài giảng theo quy trình

Hiện nay theo công văn số 1530/SGDĐT - GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên. Mỗi trường tự xây dựng khung phân phối chương trình theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo sao cho tổng số tiết trong

chương trình không thay đổi nhưng số tiết cho mỗi bài, mỗi chủ đề, các trường tự điều chỉnh để phù hợp với đối tượng học sinh.

Đầu năm mỗi bộ môn đều họp, thống nhất khung phân phối chương trình sau đó các giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học. Kế hoạch dạy học được xây dựng cho từng học kỳ hoặc cả năm học. Hình thức KHDH dựa trên mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và đào tạo, nội dung kiến thức chủ yếu dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện do giáo viên lựa chọn, tuy nhiên đa số giáo viên chưa có sự đầu tư thực sự cho những nội dung này nên chưa mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Hình thức kiểm tra đánh giá chưa được chú trọng. Những hạn chế trên do giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc xây dựng kế hoạch dạy học nên quá trình xây dựng còn mang tính hình thức, đối phó. Việc kiểm tra và ký duyệt kế hoạch dạy học cũng chưa thực sự chặt chẽ chủ yếu là xem đã đúng mẫu chưa còn nội dung cụ thể cũng chưa được xem xét kỹ. Kết quả khảo sát nội dung này giao động từ (2.08 - 1.55)

Sau khi có kế hoạch dạy học, giáo viên tiến hành soạn kế hoạch bài dạy (giáo án). Khi soạn giáo án, giáo viên thường không bám sát kế hoạch dạy học, trong khi đó kế hoạch dạy học là tài liệu khái quát tổng thể cả một học kỳ, giúp giáo viên có một cái nhìn tổng thể nhất, tổ chức đảm bảo sự hài hòa từ mục tiêu, hình thức tổ chức đến phương pháp, phương tiện,… tránh hiện tượng trùng lặp nhiều.

Thực tế việc soạn giáo án: hình thức theo mẫu thống nhất bộ môn, trong giáo án cũng thể hiện rõ các bước thực hiện của giáo viên, tuy nhiên các bước không đầy đủ, giáo viên chủ yếu chú trọng đến việc dạy theo sách giáo khoa. Tức là sau khi xác định mục tiêu môn học giáo viên thường hay bỏ qua khâu kiểm tra kiến thức nền hoặc hứng thú học tập môn học đặc biệt là năng lực của học sinh. Việc lựa chọn, sắp xếp nội dung cũng chưa được chú trọng chủ yếu dạy theo trình tự sách giáo khoa. Việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện, tổ chức tài liệu học tập cũng chủ yếu mang tính liệt kê chứ chưa

thực sự đảm bảo sự “lựa chọn” để có tính phù hợp và đạt hiệu quả cao. Hình thức kiểm tra đánh giá cũng chưa được chú trọng và không thể hiện đầy đủ ở các giáo án.

Thực trạng ký duyệt kế hoạch dạy học và giáo án của tổ trưởng, nhóm trưởng còn mang tính hình thức, chưa có được những nhận xét cụ thể, thiết thực cho đồng nghiệp về: hình thức, kiến thức, phương pháp…đối với cán bộ quản lý, do phụ trách nhiều bộ môn nên chủ yếu nhận xét về mặt hình thức giáo án còn việc tư vấn, góp ý về kiến thức, phương pháp đôi khi còn gặp khó khăn.

Mặc dù vậy nhưng đây là nội dung cũng rất dễ hiểu và đa số các giáo viên thường xuyên thực hiện nên mức độ đồng ý cho các câu hỏi là nghiêng về mức độ đồng ý cao kết quả giao động từ (2.02 - 1)

2.2.4.3. Thực trạng việc tổ chức để giáo viên thực hiện giảng dạy theo quy trình

Qua khảo sát, giáo viên về cơ bản đã thực hiện tốt quy trình dạy học. Tuy nhiên còn một số bước của quy trình dạy học chưa được giáo viên thực hiện một cách triệt để như: thực hiện đúng lịch trình đã giảng dạy trong giáo án; hướng dẫn học sinh thuyết trình, giáo viên thu thập ý kiến phản hồi của học sinh về hoạt động dạy …do thời gian không cho phép hoặc do đối tượng nhận thức khác nhau nên các bước trên thường không được thực hiện một cách triệt để. Kết quả khảo sát các nội dung này dao động từ (2.8 - 1.5)

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Điểm TB CBQL Điểm TB HS Điểm TB GV

Biểu đồ: 2.2: Thực trạng việc tổ chức để GV thực hiện quy trình dạy học

Chú thích: các nội dung

1. Thực hiện đúng thời gian giảng dạy theo thời khóa biểu 2. Thực hiện đúng lịch trình giảng dạy đã soạn trong giáo án 3. Cung cấp mục tiêu của môn học và mục tiêu của từng bài cụ thể 4.Giáo viên giúp học sinh khắc sâu kiến thức cũ, đơn giản và hiểu kiến thức mới, khó đảm bảo mục tiêu đưa ra.

5. Định hướng cho học sinh phương pháp học tập bộ môn, những kỹ năng cần thiết để học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

6. Yêu cầu học sinh ôn tập ngay kiến thức đã học và đọc trước bài mới, biết cách hệ thống hóa kiến thức.

7. Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm

8. Đưa ra chủ đề thảo luận và hướng dẫn học sinh thuyết trình

9. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, phù hợp trong quá trình giảng dạy

10. Giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá HS theo đúng tiến độ 11. Giáo viên sử dụng các phương pháp đánh giá phù hợp với đặc trưng môn học và trình độ của học sinh

12. Việc kiểm tra đánh giá được thực hiện công khai, đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng năng lực của người học.

13. Giáo viên chấm trả bài và công bố điểm các bài kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông thanh chăn tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)