Khái quát về quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông thanh chăn tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục việt nam (Trang 48)

2.2.1.1. Xây dựng các mẫu phiếu khảo sát

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận văn, tác giả tiến hành xây dựng bộ công cụ để khảo sát thực trạng gồm: phiếu khảo sát để mô tả thực

trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên kèm theo đó là các câu hỏi phỏng vấn để lấy ý kiến nhận xét của những người có liên quan.

Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, quản lý dạy học theo quy trình bao gồm các nội dung chính: xây dựng quy trình dạy học; xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy trình; tập huấn cho giáo viên thực hiện quy trình. Tác giả sẽ thực hiện khảo sát theo các nội dung này để có thể đánh giá thực trạng quản lý dạy học tại Trường THPT Thanh Chăn.

Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên sự thảo luận, lấy ý kiến của các chuyên gia để tăng chất lượng và độ tin cậy của chúng. Để đo lường kết quả khảo sát, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức (1 = hoàn toàn đồng ý, 2 = đồng ý, 3 = không chắc chắn, 4 = không đồng ý, 5 = hoàn toàn không đồng ý).

Phiếu khảo sát gồm tổng cộng 43 câu hỏi thuộc về 6 nội dung quản lý: Xây dựng quy trình dạy học; Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy trình; Tập huấn cho GV thực hiện quy trình; GV thực hiện quy trình dạy học; Công tác giám sát việc thực hiện quy trình và Đảm bảo điều kiện để thực hiện quy trình. Trong đó giáo viên và cán bộ quản lí trả lời câu hỏi thuộc tất cả 6 nội dung. Học sinh chỉ trả lời câu hỏi thuộc 3 nội dung: Tập huấn cho GV thực hiện quy trình; GV thực hiện quy trình dạy học; Đảm bảo điều kiện để thực hiện quy trình.

Sau khi có kết quả khảo sát, mô tả được thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo quy trình, từ đó đề xuất được các biện pháp để áp dụng quy trình quản lý dạy học phù hợp và hiệu quả ở chương 3, tác giả tiếp tục khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất bằng một phiếu khảo sát thứ 2 (ở chương 3).

Bên cạnh đó phương pháp phỏng vấn trực tiếp được thực hiện nhằm lấy ý kiến của những người có liên quan đối với những vấn đề còn chưa rõ khi khảo sát bằng phiếu hỏi.

Để có được những ý kiến phản ánh thực trạng chính xác, khách quan tác giả chọn đối tượng khảo sát là: cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh của nhà trường. Phiếu hỏi được thiết kế để trưng cầu ý kiến của 12 người là cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, tổ trưởng, trưởng các đoàn thể) 48 giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường và 9 lớp học sinh đại diện cho học sinh toàn trường (3 lớp chọn tự nhiên của 3 khối, 3 lớp chọn xã hội của 3 khối và 3 lớp đại trà của 3 khối).

2.2.1.3. Tổ chức khảo sát

a. Thu thập thông tin từ phiếu khảo sát

Khi phiếu khảo sát được hoàn thành có dạng tự điền với các câu hỏi dễ hiểu. Phiếu khảo sát được phát đến các đối tượng khảo sát như đã trình bày ở trên. Do đặc thù công việc nên tác giả có điều kiện tiếp cận và làm việc trực tiếp với các đối tượng điều tra.

Đối với nhóm đối tượng học sinh, tác giả tiến hành khảo sát từng lớp trong khoảng thời gian cho phép là 30 phút (tiết sinh hoạt). Trong quá trình thực hiện phát phiếu khảo sát tác giả đã trình bày rõ về mục đích, nội dung của phiếu, giải thích rõ hơn về những câu hỏi được đưa ra. Quá trình phát phiếu, thu phiếu cũng được giám sát chặt chẽ. Một số thắc mắc của các em học sinh được giải đáp trước toàn thể thành viên trong lớp. Tỷ lệ hồi đáp trong bảng hỏi là tương đối cao, chỉ có một số ít các em không trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi dành cho học sinh.

Với đối tượng giáo viên, việc khảo sát cũng mất nhiều thời gian hơn vì điều kiện về thời gian. Giáo viên chủ yếu giảng trên lớp, chỉ có khoảng 10 phút nghỉ giữa giờ để điền phiếu khảo sát.

Đối với cán bộ quản lí, việc khảo sát được thực hiện tại phòng làm việc của từng người. Đa số hồi đáp ngay sau khi nghe trình bày, giải đáp và đề nghị thực hiện bảng hỏi.

Ngoài phiếu khảo sát, tác giả cũng nghiên cứu kế hoạch dạy học, biên bản thống nhất mẫu giáo án, giáo án, đề cương ôn tập củng cố kiến thức, kế hoạch dạy học tự chọn, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch sinh hoạt chuyên đề của các bộ môn…để so sánh và đối chiếu với kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi về các vấn đề nghiên cứu.

c. Khảo sát thực trạng qua việc trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.

Bên cạnh việc thu thập thông tin qua phiếu khảo sát và nghiên cứu các văn bản, quyết định được lưu tại ban chuyên môn, tác giả thực hiện phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để làm rõ hơn thực trạng và thu thập các ý kiến đề xuất về các vấn đề nghiên cứu.

2.2.1.4. Xử lý số liệu và báo cáo kết quả khảo sát

Sau khi có được dữ liệu khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS và bảng tính Excel để xử lý các phiếu điều tra thu được; lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các biểu đồ, sơ đồ, bảng để báo cáo kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý dạy học của giáo viên trường THPT Thanh Chăn.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông thanh chăn tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)