Bảng: 2.9: Thực trạng việc xây dựng tiêu chí đánh giá
Stt Nội dung 1 2 3 4 5 Điểm TB
1 Quy trình dạy học được xây dựng kèm theo các tiêu chí đánh giá 15 37 8 0 0 1.88 2 Các tiêu chí đánh giá có tính khoa học, chính xác 9 40 7 2 2 2.13 3 Các tiêu chí đánh giá có tính thực tế 12 39 8 2 1 2.12 4 Các tiêu chí đánh giá dễ hiểu 15 37 6 1 1 1.93 5 Tiêu chí đánh giá là các sản phẩm với các yêu câu cụ thể 12 36 9 2 1 2.06 6 Nhà trường có đội ngũ quản lý chất lượng chuyên trách. 15 32 10 3 0 2.02
7
Giáo viên được hướng dẫn để có thể thực hiện quy trình theo các tiêu chí
19 31 5 4 1 1.95
Để đánh giá thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên, Bộ Giáo dục cũng đã xây dựng các tiêu chí đánh giá nhưng chỉ là tiêu chí đánh giá 1 tiết dạy. Các tiêu chí đưa ra cũng chưa thực sự khoa học, thiết thực, còn rất chung chung và cũng chỉ phù hợp với quy trình dạy học dạng sơ khai. Trên thực tế chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá được xây dựng bám sát nội dung quy trình dạy học. Vì vậy khi triển khai dạy học theo quy trình cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá khoa học, phù hợp, thiết thực với nội dung quy trình và thực tế giảng dạy. Xây dựng tiêu chí đánh giá trước hết, phải trên tinh thần động viên, khích lệ giáo viên thực hiện tốt dạy học theo quy trình, đem đến sự hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học.
Khi khảo sát thực trạng xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy trình, đa số cán bộ quản lí thì nghiêng về phương án đồng ý còn đối với giáo viên, nhiều người còn phân vân, có lẽ một phần vì họ chưa hiểu hết nghĩa của các tiêu chí đánh giá hoặc với bản thân một số giáo viên, các tiêu chí đưa ra chưa thực sự phù hợp với thực tế giảng dạy nên nếu áp dụng các tiêu chí đánh giá vào các tiết dạy sẽ ảnh hưởng đến kết quả xếp loại giảng dạy của bản thân. Do vậy nên kết quả khảo sát bị phân tán giao động từ (2.13 - 1.88) qua kết quả này cho thấy hệ thống các tiêu chí đánh giá vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu và điều chỉnh sao cho đạt được mức độ chính xác, khoa học, phù hợp, dễ hiểu và có tính thực tế cao nhất.
Để đưa ra được biện pháp khắc phục thực trạng trên tác giả đưa vào nội
dung khảo sát (6) và (7) trong bảng: 2.9
Hàng năm trong mỗi đợt tổ chức thao giảng, thanh kiểm tra nội bộ trường học, nhà trường vẫn ra quyết định thành lập ban giám khảo và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho ban giám khảo nhưng để nói đây là đội ngũ quản lý chất lượng chuyên trách thì vẫn chưa đáp ứng được vì đội ngũ chuyên trách là phải thực hiện tốt dạy học theo quy trình, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá một cách khoa học, phù hợp nhất. Thường xuyên tư vấn cho các giáo viên về vấn đề xây dựng quy trình dạy học, thực hiện dạy học theo quy trình một cách hiệu quả, đáp ứng được các tiêu chí đánh giá.
Trên thực tế, nhà trường chưa xây dựng được đội ngũ chuyên trách đáp
ứng được các yêu cầu trên. Vì vậy, cũng tương tự với những câu hỏi khảo sát
vừa phân tích trên, điểm trung bình cho nội dung khảo sát (6) về “đội ngũ
quản lý chất lượng chuyên trách” chỉ đạt trên mức trung bình một chút (2.02),
đồng nghĩa với việc hầu hết các đối tượng khảo sát không thể quyết định được nên đồng ý hay phản đối.
Sau khi khảo sát, tác giả hỏi sâu một số cán bộ quản lí và giáo viên, đa số đều cho rằng sự hiện diện của đội ngũ chuyên trách về quản lý chất lượng là rất cần thiết, có như vậy thì mới có thể phát huy được tính chính xác, khoa học, thực tế của các tiêu chí đánh giá, khắc phục được hiện tượng đội ngũ đánh giá không ổn định, làm việc không bài bản, đánh giá chung chung theo cảm tính, ước lượng.
Với nội dung khảo sát (7) cho thấy, do chưa có đội ngũ chuyên trách để hướng dẫn giáo viên xây dựng quy trình, thực hiện dạy học theo quy trình, đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nên đa số giáo viên chỉ đơn thuần thực hiện các bước trong quy trình theo cách hiểu của mình và theo các tiêu chí do chính họ đặt ra, như vậy với mỗi người lại có một tiêu chí hoàn thành quy trình khác nhau.
Đa số các giáo viên đều có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học, khi có thắc mắc họ thường hỏi người phụ trách chuyên môn để có thể hiểu rõ nhất việc mình cần làm. Vì vậy trước nội dung khảo sat (7) kết quả thu được có tổng cộng 83,3% câu trả lời đồng ý và hết sức đồng ý rằng giáo viên đã được hướng dẫn để thực hiện quy trình theo tiêu
chí. Tuy nhiên, đây không phải là những hướng dẫn chính quy và được quy chuẩn, chưa mang tính thống nhất và nhất quán qua thời gian vì chúng chỉ được thực hiện chỉ khi có thắc mắc từ phía giáo viên. Điều quan trọng ở việc hướng dẫn thực hiện quy trình theo tiêu chí là mỗi tiêu chí cần được thực hiện chủ động như một bước trong quy trình. Vậy nên qua bảng phân tích trên, điểm trung bình các câu trả lời cho nội dung khảo sát (7) cũng chỉ đạt 1.95 trên thang đo 1-5 về mức độ đồng ý. Cùng với các quan sát hoạt động của giáo viên trên thực tế giảng dạy, tác giả có thể kết luận rằng giáo viên chưa được hướng dẫn để thực hiện quy trình.