Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Con
người và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI: “Đổi mới mạnh mẽ nội
dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một công việc hết sức trọng đại. Trung ương ban hành Nghị quyết để thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, huy động các nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục.
Triển khai chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 “thực hiện đổi
mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương”
Tiểu kết chương 1
Các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý nhà trường; dạy học, quản lý dạy học; Trường THPT và hoạt động dạy học trong Trường THPT; Quy trình, quản lý dạy học theo quy trình và nội dung quản lý dạy học theo quy trình được trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng và thiết yếu để tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý dạy học ở chương 2 tại Trường THPT Thanh Chăn. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một quy trình dạy học phù hợp nhất với thực trạng để áp dụng vào quản lý dạy học tại nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT THANH CHĂN TỈNH ĐIỆN BIÊN