Pháp luật quốc gia

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 26)

Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc công nhận, thể hiện ý chắ của giai cấp trong khuôn khổ ý chắ chung của xã hội nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định18.

Như vậy, pháp luật quốc gia là hệ thống các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục và hình thức nhất định. Giữa luật quốc gia và luật quốc tế có mối quan hệ biện chứng. Mối

[17] Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, 2007, tr. 28. [18] TS.Phan Trung Hiền, Lắ luận về nhà nước và pháp luật, quyển 1, Nxb Chắnh trị quốc gia-Sự thật, 2011, tr. 39.

quan hệ giữa pháp luật quốc gia và luật quốc tế là vấn đề lắ luận truyền thống của luật quốc tế nhưng vẫn đồng thời mang tắnh thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng hoàn thiện và phát triển pháp luật.

Pháp luật quốc gia có ảnh hưởng mang tắnh quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế. Bản chất của quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thỏa thuận chắnh là quá trình đưa ý chắ của quốc gia vào nội dung của luật quốc tế. Theo khoa học pháp lắ ở nước ta, pháp luật được hình thành chủ yếu từ hai con đường: Thứ nhất, nhà nước đặt ra các quy phạm mới phù hợp với lợi ắch giai cấp và điều kiện xã hội; Thứ hai, nhà nước công nhận sự tồn tại của tập quán phù hợp với lợi ắch của giai cấp thống trị19.

Pháp luật có vai trò rất lớn trong xã hội trên tất cả các phương diện về tổ chức bộ máy, thiết lập quyền lực chắnh trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước, cụ thể như sau :

Thứ nhất, pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Thứ hai, pháp luật tạo cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Pháp luật quy định rõ các cơ quan trong bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan cũng như cách thức phối hợp giữa các cơ quan đó.

Thứ ba, pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ ban giao

giữa các quốc gia.

Ở nước ta, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ công dân vì pháp luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự. Khi có tình huống cần xúc tiến quá trình bảo hộ công dân thì các cơ quan này lập tức hoạt động theo những phương thức đã được quy định sẵn để bảo vệ quyền và lợi ắch của công dân mình ở nước ngoài. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng này, các cơ quan ngoại giao và lãnh sự không chỉ tuân thủ pháp luật trong nước mà còn phải tuân thủ pháp luật của quốc gia sở tại và pháp luật quốc tế có liên quan. Hiện nay, cơ quan đại diện Việt Nam ngoài việc phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong nước, chẳng hạn như Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Luật cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2009.

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)