Hiến chương Liên hợp quốc được kắ kết trong Hội nghị Liên hợp quốc về Tổ chức Quốc tế tại San Fransisco (Mỹ) ngày 26 tháng 6 năm 1945 bởi 50 nước thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 1945, sau khi được phê chuẩn bởi 5 nước thành viên sáng lập (Trung Hoa, Liên Bang Xô Viết, Pháp, Anh, Hoa Kỳ) và phần đông các nước khác. Sự ra đời của Hiến chương Liên hợp quốc đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của luật quốc tế nói chung và của luật quốc tế về bảo hộ công dân nói riêng. Có thể nói, Hiến chương giống như một bản hiến pháp của nhân loại, bởi vì tất cả các công ước quốc tế, điều ước quốc tế... đều phải tuân theo những mục tiêu và nguyên tắc của hiến chương, nếu không sẽ không có giá trị. Mặc dù vấn đề bảo hộ công dân không được nêu trực tiếp trong Hiến chương, nhưng thông qua những điều khoản của Hiến chương này mà các nguyên tắc bảo hộ công dân được thể hiện.
Ngay tại lời nói đầu, Hiến chương đã khẳng định ý chắ của các dân tộc trong Liên hợp quốc là Ộtin tưởng vào những quyền con người cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con
người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn và nhỏỢ và
bày tỏ quyết tâm của các dân tộc nhằm Ộthúc đẩy sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện
sống trong một nền tự do rộng rãi hơnỢ. Như vậy, theo Hiến chương, tất cả mọi công
dân đều bình đẳng như nhau không phân biệt nam hay nữ đều được các quốc gia bảo hộ, và khi bảo hộ thì các quốc gia đều bình đằng về quyền cũng như nghĩa vụ mà không có sự phân biệt nước lớn hay nước nhỏ...
Điều 1 của Hiến chương quy định các mục tiêu hoạt động của tổ chức này, theo đó tổ chức Liên hợp quốc được thành lập với các mục đắch: Duy trì hoà bình và an ninh quốc
tếẦ; Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc; Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá hoặc các vấn đề nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khắch sự tôn trọng các quyền con người và tự do cơ bản của mọi người mà không có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, giới tắnh, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Với những mục tiêu này của Liên hợp quốc thì công dân của một quốc gia sẽ được
bảo hộ tốt hơn. Bởi vì dựa trên mục tiêu này các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trên cơ sở bình đẳng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của công dân nước mình. Hơn nữa nếu thế giới hòa bình và ổn định thì quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo hơn.
Những quy định kể trên là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hệ thống văn kiện quốc tế về các vấn đề có liên quan đến bảo hộ công dân. Dựa trên tinh thần và nguyên tắc của bản hiến chương này, các công ước quốc tế ra đời tạo cơ sở pháp lắ cho quốc gia bảo hộ quyền và lợi ắch của công dân mình trên toàn thế giới. Trong đó, hai công ước cơ bản nhất là Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
Trong quá trình bảo hộ công dân không thể tránh khỏi những mâu thuẩn hay tranh chấp giữa các quốc gia có liên quan, vì vậy cần phải có những biện pháp thắch hợp để giải quyết các tranh chấp ấy. Các quốc gia có thể tự thỏa thuận với nhau về các biện pháp để giải quyết. Tuy nhiên, những biện pháp ấy phải là biện pháp hòa bình. Điều này được quy định tại khoản 3 điều 2 của Hiến chương, theo đó:ỘTất cả các thành viên của Liên
hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lýỢ. Đây là một trong những
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương nói chung và của điều ước quốc tế nói riêng. Trong mọi trường hợp, khi có tranh chấp xảy ra trong quan hệ giữa các quốc gia thì các quốc gia phải sử dụng các biện pháp hòa bình như đàm phán, hòa giải, trọng tài...để tránh dẫn đến xụng đột bằng vũ lực.
Như vậy, với vai trò giống như bản hiến pháp của nhân loại, Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định những nguyên tắc cơ bản mà mọi quốc gia phải tuân thủ trong quan hệ quốc tế, trong đó bao gồm cả hoạt động bảo hộ công dân của một quốc gia tại một quốc gia khác. Khi tiến hành bảo hộ công dân mình, quốc gia phải tuyệt đối tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế để tránh dẫn đến mâu thuẩn và xung đột.