Những thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động bảo hộ công dân

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 50)

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia có thể kắ kết các điều ước quốc tế để làm căn cứ pháp lắ bảo hộ cho công dân mình. Đồng thời tạo địa vị pháp lắ ổn định cho công dân. Thực tiễn cho thấy các quốc gia có mối quan hệ tốt với nhau cũng là cơ sở để công dân mình được hưởng nhiều quyền và vợi ắch hơn ở quốc gia sở tại.

Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta từ lâu đã rất quan tâm đến vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài bằng cách ban hành chủ chương chắnh sách về vấn đề này. Một trong những văn kiện thể hiện sự quan tâm sâu sắc nhất của đảng và nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài là Nghị quyết 36 năm 2004 của Bộ chắnh trị, tinh thần của Nghị quyết này là coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài...dựa trên tinh thần của nghị quyết này, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các cơ quan bảo hộ công dân, vắ dụ như Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi năm 2014), Luật cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 ; Chắnh phủ đã ban hành nghị định 58 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ ngoại giao. Bên cạnh đó, năm 2007, Thủ tướng Chắnh phủ đã thành lập Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhận Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ các hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc bảo hộ các quyền, lợi ắch hợp pháp, chắnh đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn cũng như hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho công dân, pháp nhân Việt Nam gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà họ không thể tự khắc phục được tại thời điểm đó. Đây là các cơ sở pháp lắ quan

trọng để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bảo hộ công dân của mình ở nước ngoài. Trong quan hệ quốc tế, để kịp thời bảo hộ quyền và lợi ắch của công dân Việt Nam, Chắnh phủ Việt Nam đã mở hơn 90 cơ quan đại diện (các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và Cơ quan Lãnh sự danh dự) ở khắp các châu lục36. Với bộ máy này, công tác bảo hộ, giúp đỡ công dân ở nước ngoài đã và chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả tắch cực. Tuy số lượng các cơ quan này không nhiều nhưng cũng đủ cho thấy nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến công dân của mình ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)