Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 34)

Trong quan hệ giữa các quốc gia, ngoài quan hệ ngoại giao thì còn có quan hệ lãnh sự. Quan hệ lãnh sự là một bộ phận chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của nước cử lãnh sự trong khu vực lãnh sự, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và quan hệ hữu nghị giữa nước cử và nước tiếp nhận lãnh sự21.

Công ước Viên về quan hệ lãnh sự được thông qua ngày 24/4/1963, gồm lời nói đầu và 79 điều, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan lãnh sự... cũng giống như Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, trong phần lời nói đầu của Công ước viên về quan hệ lãnh sự đã khẳng định sự tồn tại của một Công ước quốc tế về quan hệ lãnh sự cũng sẽ góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, không phân biệt chế độ lập pháp và xã hội khác nhau. Đồng thời khẳng định những quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh các vấn đề mà các điều khoản của Công ước này không quy định rõ ràng.

Tại điều 2 Công ước quy định về việc thành lập một cơ quan lãnh sự. Theo đó, khi các bên thiết lập quan hệ ngoại giao thì cũng đồng thời thiết lập quan hệ lãnh sự, trừ khi các bên không muốn như vậy. Trong trường hợp việc thiết lập quan hệ ngoại giao không bao gồm việc thiết lập quan hệ lãnh sự thì việc lập quan hệ lãnh sự giữa các nước được

tiến hành theo thoả thuận giữa các nước với nhau. Như vậy, tương tự như việc thành lập

[21] Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ lãnh sự, Nxb Hà Nội, 2002, tr.7.

cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự cũng được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia.

Hiện nay, chức năng lãnh sự do cơ quan lãnh sự thực hiện là chủ yếu, nhưng trong một số trường hợp nếu được nước tiếp nhận đồng ý thì cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể thực hiện chức năng của cơ quan lãnh sự và ngược lại, cơ quan lãnh sự cũng có thể thực hiện chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao với điều kiện là ỘTrong một nước mà nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao và cũng không uỷ nhiệm một cơ quan đại diện ngoại giao của một nước thứ ba làm đại diệnỢ (điều 17 Công ước Viên về

quan hệ lãnh sự năm 1963).

Khác với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự chỉ thực hiện một số chức năng lãnh sự trong một phạm vi nhất định và chỉ liên lạc với chắnh quyền địa phương tại khu vực lãnh sự (tuy nhiên trong một số trường hợp phù hợp với pháp luật và tập quán của nước tiếp nhận hoặc các điều ước quốc tế có liên quan cho phép, cơ quan lãnh sự có thể liên lạc với nhà chức trách trung ương có thẩm quyền của nước tiếp nhận- điều 38 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963). Vì vậy, Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan

hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp nhận, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai nước hữu quan22.

Tại khu vực lãnh sự của mình, cơ quan lãnh sự có chức năng bảo vệ quyền và lợi ắch của nhà nước và công dân của quốc gia nước cử. Cụ thể như: Bảo vệ tại nước tiếp nhận các quyền và lợi ắch hợp pháp của nhà nước, pháp nhân và công dân nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép; Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của nước cử; Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thắch hợp cho công dân nước cử trước toà án và các nhà chức trách khác của nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ắch của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ắch của họ; thực hiện một số chức năng có tắnh chất hành chắnh... (Điều 5 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963).

Tương tự như Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự cũng quy định các quyền cần thiết để cho cơ quan lãnh sự hoàn thành tốt chức năng của mình tại nước tiếp nhận. Chẳng hạn như quyền không bị phân biệt đối xữ; Các quyền ưu đãi miễn trừ nhưng phạm vi những quyền này hẹp hơn. Bên cạnh đó cũng quy định nghĩa vụ của nước tiếp nhận phải tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình.

Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân nước cử, viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân nước cử và tiếp xúc với họ.

Công dân nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của nước cử. Về quyền này, tại điều 10 Tuyên bố về Nhân quyền của cá

nhân không phải là công dân của quốc gia mà họ đang sống, ngày 13 tháng 12 năm 1985 cũng quy định: Người nước ngoài sẽ được tự do giao tiếp với các lãnh sự quán hoặc cơ

quan ngoại giao của nhà nước mà người đó là công dân hoặc, trong trường hợp không có chúng, mà có lãnh sự quán hoặc cơ quan ngoại giao của bất kỳ nhà nước khác được giao phó việc bảo vệ lợi ắch của nhà nước mà người đó là công dân trong nhà nước nơi người đó cư trú. Như vậy, quyền liên lạc để bảo hộ cho công dân của nước cử của cơ quan lãnh sự là một quyền luật định, cơ quan lãnh sự có thể dựa vào quy định này để tiến hành bảo hộ công dân nước mình và chống lại bất kì sự ngăn cản nào từ phắa chắnh quyền sở tại. Cơ quan lãnh sự có thể tiếp xúc trực tiếp với công dân để tìm hiểu về quyền và lợi ắch của họ đã bị xâm phạm đồng thời biết được nghĩa vụ mà họ phải thực hiện để đưa ra các biện pháp bảo hộ phù hợp. Tuy nhiên, quyền này được thực hiện phải phù hợp với pháp luật cũng như các điều ước quốc tế liên quan.

Bên cạnh đó, điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963 quy định khi công dân của nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác thì có quyền yêu cầu nhà chức trách có thẩm quyền của nước tiếp nhận thông báo ngay cho cơ quan lãnh sự của nước cử biết. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự, cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này. Đây là một quy định mang tắnh thiết thực cao, bởi vì trong thực tế vì nhiều lắ do khác nhau mà công dân của một nước vi phạm pháp luật ở nước ngoài và cần được sự bảo hộ của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Quy định này tạo cơ sở pháp lắ cho việc bảo hộ công dân được kịp thời và hiệu quả. Các quốc gia có thể thỏa thuận với nhau về thời gian thông báo nêu trên trong một thời gian hợp lắ thông qua các điều ước quốc tế. Vắ dụ như khi công dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ thì họ có quyền yêu cầu cơ quan đã bắt giữ họ thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam biết để tiến hành các biện pháp bảo hộ cần thiết.

Bên cạnh công tác ngoại giao công tác lãnh sự cũng góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Bảo vệ quyền và lợi ắch hợp pháp của nhà nước, pháp nhân và công dân của một nước ở nước ngoài, đồng thời mở rộng quan hệ lãnh sự với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác thương mại, văn hoá, du lịch giữa các nước.

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 34)