Hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 49)

Ngày 28/6, tàu cá QNg 94912 TS và tàu cá QNg 94913 TS cùng của ngư dân Võ Đạt (46 tuổi, ngụ thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) làm chủ , xuất phát từ bến cá Thọ Quang (thành phố Đà Nẵng) ra biển đánh cá. Đến khoảng 8h ngày 3/7, trong lúc hai tàu đang khai thác hải sản, bất ngờ xuất hiện nhiều tàu của Trung Quốc ập đến, vây bắt tàu cá QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân đưa về thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/7 xác nhận việc tàu hải quân nước này bắt giữ 6 ngư dân Việt Nam.

Ngày 5/7, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng của Trung Quốc xác minh thông tin và có các biện pháp bảo hộ đối với những ngư dân này. Ngày 6/7, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đề nghị phắa Trung Quốc thông báo chắnh thức vị trắ tọa độ, lý do Trung Quốc bắt giữ tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân35.

Khi ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ thì các cơ quan chức năng tiến hành hoạt động bảo hộ theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Ở trong nước: Lãnh đạo Bộ Ngoại giao triệu đại sứ Trung Quốc để trao công hàm; Cục Lãnh sự (Bộ ngoại giao) gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự mời Đại sứ Trung Quốc trao công hàm; Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ở nước ngoài: Bộ ngoại giao cử viên chức lãnh sự tiến hành thăm lãnh sự đối với công dân bị Trung Quốc bắt giữ, gặp gỡ và bày tỏ quan điểm pháp lý với cơ quan chức năng sở tại; Gửi công hàm trực tiếp cho cơ quan chức năng hoặc Bộ Ngoại giao Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi chắnh đáng của ngư dân Việt Nam. Sau một thời gian bị giam giữ thì ngư dân Việt Nam đã được thả về nước an toàn. Có thể nói đây là sự nỗ lực của cơ quan đại diện Việt Nam trong việc đấu tranh với chắnh quyền Trung Quốc để đảm bảo quyền lợi của ngư dân. Tuy nhiên, dư luận quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong trường hợp này.

[35]Linh Thư, Vietnamnet: 6 ngư dân VN đang bị giữ ở cảng Tam Á, http://vietnamnet.vn/vn/chinh- tri/185381/6-ngu-dan-vn-dang-bi-giu-o-cang-tam-a.html, [truy cập ngày 10/8/2014]

Như vậy, khi công dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ thì chắnh quyền Việt Nam đã sử dụng biện pháp ngoại giao để bảo hộ cho công dân mình, cụ thể là biện pháp trao công hàm để phản đối.

Có lẽ do tiềm lực về kinh tế cũng như quân sự của Việt Nam còn hạn chế nên không thể sử dụng biện pháp kinh tế và quân sự để bảo hộ công dân như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng biện pháp ngoại giao sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước đồng thời nền kinh tế và quốc phòng cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Còn việc sử dụng biện pháp kinh tế và quân sự trong bảo hộ công dân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia, tác động xấu đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến những người dân vô tội chẳng hạn như trường hợp của những người lao động Philippines ở Đài Loan.

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)