Hoạt động bảo hộ công dân của Mỹ

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 46)

Căng thẳng leo thang ở Nam Sudan kể từ tháng 7/2013, khi Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir cáo buộc cựu Phó Tổng thống Riek Machar âm mưu đảo chắnh và đã sa thải

Riek Machar và toàn bộ nội các. Động thái này đã châm ngòi cho căng thẳng giữa cộng đồng Dinka của Kiir với cộng đồng Nuer của Machar và dẫn tới những vụ đụng độ đẫm máu giữa các phe phái và quân chắnh phủ Nam Sudan từ ngày 15/12/201329. Trước tình hình bất ổn trên, Mỹ đã cử ba máy bay CV-22 Osprey chở theo 46 binh sỹ tới thành phố Bor, để hỗ trợ 45 binh sỹ đã có mặt trước đó sơ tán công dân Mỹ đang bị mắc kẹt tại nơi này. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo ỘBất cứ toan tắnh nào nhằm

giành quyền lực bằng sức mạnh quân sự sẽ dẫn đến dấu chấm hết của sự ủng hộ lâu dài của Mỹ và cộng đồng quốc tếỢ . Ông Obama cũng nhấn mạnh, các lãnh đạo Nam Sudan Ộphải có trách nhiệm hỗ trợ nỗ lực của chúng tôi nhằm đảm bảo an toàn cho binh sĩ và công dân Mỹ ở Juba và BorỢ. Sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo cho biết năm máy

bay trực thăng dân sự Mỹ và Liên hợp quốc đã đưa khoảng 380 công dân Mỹ cùng hơn 300 công dân các nước khác từ thành phố Bor tới thủ đô Juba và các địa điểm an toàn khác30.

Như vậy, trước tình hình bất ổn ở Nam Sudan thì chắnh quyền Mỹ đã quyết định gửi gần 100 binh sĩ đến nơi này để đảm bảo an ninh cho công dân, người và tài sản tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Juba. Đồng thời Mỹ đã quyết định rút các nhân viên ngoại giao đang làm việc tại Đại sứ quán Sudan ở thủ đô Juba. Do phải rút nhân viên, Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Juba không thể cung cấp các dịch vụ lãnh sự cho công dân Mỹ ở Nam Sudan. Vì vậy Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Nairobi, Kenya sẽ cung cấp các dịch vụ lãnh sự cho công dân Mỹ ở Nam Sudan31.

Trong trường hợp này Mỹ đã kết hợp các biện pháp ngoại giao, kinh tế để bảo hộ công dân mình. Cụ thể Mỹ đã yêu cầu các nhà lãnh đạo của Nam Sudan phải có trách nhiệm phối hợp trong việc bảo hộ công dân Mỹ và phải chấm dứt cuộc nội chiến nếu không Mỹ sẽ cắt viện trợ cho quốc gia này. Như vậy Mỹ đã lợi dụng việc bảo hộ công dân để can thiệp vào công việc nội bộ của Nam Sudan. Nếu không đáp ứng yêu cầu của Mỹ thì quốc gia này có thể sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện đặc biệt là về kinh tế. Trong trường hợp này Mỹ đã vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đó là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

[29] Phúc Duy, THANH NIÊN ONLINE, Nam Sudan: Mỹ gia tăng áp lực nhưng không can thiệp quân sự?, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131223/nam-sudan-my-gia-tang-ap-luc-nhung-khong-can- thiep-quan-su.aspx, [truy cập ngày 25/11/2014]

[30] Vietnam+, Mỹ quyết định triển khai thêm binh sỹ tới Nam Sudan, http://www.vietnamplus.vn/my- quyet-dinh-trien-khai-them-binh-sy-toi-nam-sudan/236486.vnp, [truy cập ngày 25/11/2014]

[31] Huy Hoàng, VOV.VN, Thêm nhiều nhân viên ngoại giao Mỹ rút khỏi Nam Sudan, http://vov.vn/thegioi/them-nhieu-nhan-vien-ngoai-giao-my-rut-khoi-nam-sudan-304290.vov, [truy cập ngày 25/11/2014]

Một phần của tài liệu bảo hộ công dân trong luật quốc tế và pháp luật việt nammột số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)