Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ chỉ có thể được mở rộng và phát huy hiệu quả trên cơ sở một môi trường kinh tế thuận lợi và ổn định. Vì vậy, lập một môi trường kinh tế thuận lợi là hết sức cần thiết. Như ta đã thấy, trong những năm vừa qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách tích cực hơn nữa để thúc đẩy hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng phát triển.
Vấn đề tạo lập môi trường pháp lý rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế nói chung và càng có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, trong đó có công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ có liên quan đến mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông
Chương 3: Giải pháp hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 63
lệ quốc tế. Mặc dù Chính phủ cũng đã ban hành một số luật, văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế nói chung của NHTM như Luật ngoại hối… Tuy đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong văn bản trên. Tính bất cập trên là do có nhiều cấp, ngành cùng ban hành quy định về một lĩnh vực, tất yếu dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn. Vì thế Chính phủ cần nghiên cứu hoàn chỉnh luật ngoại hối để làm cơ sở áp dụng thống nhất, khắc phục tình trạng chồng chéo áp dụng như hiện nay. Việc gia nhập WTO sẽ khiến hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ chịu sự điều chỉnh của các văn bản thông lệ quốc tế (UCP 600). Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cho giao dịch thanh toán XNK, như các văn bản luật, dưới luật quy định và hướng dẫn giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đồng ngoại thương cũng như quyền và lợi ích của các ngân hàng tham gia trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ để bảo vệ các doanh nghiệp và NHTM tránh được những bất đồng, tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình giao dịch quốc tế.
Cán cân thanh toán quốc tế là công cụ tổng hợp và quan trọng để đánh giá và phân tích mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nó thể hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, hoạt động đầu tư và vay nợ, viện trợ nước ngoài. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế liên quan đến khả năng thanh toán của đất nước, của các Ngân hàng và tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của đất nước. Vì vậy, việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng. Chính phủ cần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành, năng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời cần cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ quản lý hạn ngạch nhập khẩu bằng cách thay thế bằng việc áp dụng các biện pháp về thuế, phát hiện một cách kịp thời các sai phạm trong việc thực thi song cần linh hoạt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế.
Chương 3: Giải pháp hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 64
Chính phủ cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, duy trì mở rộng thị phần trên các thị trường truyền thống và tranh thủ mọi cơ hội phát triển, đồng thời xâm nhập thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với đIều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương, tiến tới gia nhập WTO. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại.