Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức TDCT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT VIỆT NAM (Trang 39)

Song song với hoạt động thanh toán nhập khẩu thì Agribank ****** cũng luôn chú ý hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu. Thanh toán L/C xuất

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 33

khẩu tại chi nhánh thì khách hàng là những doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như : cao su, thủy sản, gạo, tiêu, điều, thủy sản…Với mục tiêu phục vụ ngày càng tốt, chất lượng ngày càng được chú trọng hơn, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm các mức chi phí xuống thấp nhất, Agribank đã và đang xây dựng một điểm tựa vững chắc đối với khách hàng của mình. Cũng giống như thực trạng phát hành L/C nhập khẩu, hoạt động thông báo L/C xuất khẩu của Agribank ****** trong những năm qua chịu tác động nhiều của những biến động trên thị trường quốc tế. Do đó, trong những năm qua, sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu không ổn định. Cụ thể tình hình biến động L/C xuất khẩu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Số lượng L/C xuất khẩu (2010 - 2012)

Đơn vị tính: Món Năm Chỉ tiêu Số món 2010 Tỷ trọng Số món Tỷ trọng 2011 Số món Tỷ trọng 2012 L/C xuất khẩu 461 100% 594 100% 449 100% a. Trả ngay 421 89,8% 554 93,3% 412 91,8% b. Trả chậm 40 10,2% 40 6,7% 37 8,2%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Cũng giống như tình hình hàng nhập khẩu, tỷ trọng số món L/C xuất khẩu trả ngay luôn lớn hơn nhiều (hơn 90%) so tỷ trọng số món L/C xuất khẩu trả chậm. Từ năm 2010 đến năm 2011, số lượng L/C xuất khẩu có sự tăng trưởng, từ 461 món lên 594 món, tăng 28,85%, trong đó số lượng L/C xuất khẩu trả ngay tăng 121 món, tương ứng với 31,59%, tuy nhiên số lượng L/C xuất khẩu trả chậm lại giảm 7 món, tương ứng giảm 14,89%. Sang đến năm 2012 số lượng L/C xuất khẩu được thông báo tại Chi nhánh lại giảm mạnh so với năm 2011, giảm 156 món, tương ứng với 26,26%. Cụ thể là, số lượng L/C xuất khẩu trả ngay giảm 152 món, giảm 27,44%, số lượng L/C xuất khẩu trả chậm giảm 4 món, giảm 10% so với năm 2011.

Bảng 2.6: Doanh số L/C xuất khẩu (2010 - 2012)

Đơn vị : ngàn USD

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

L/C xuất khẩu 51.519 100% 71.612 100% 50.433 100%

a. Trả ngay 46.547 90,4% 67.048 93,6% 46.118 91,4%

b. Trả chậm 4.972 9,6% 4.564 6,4% 4.315 8,6%

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 34

Từ năm 2010 đến năm 2011 ta thấy tổng doanh số L/C xuất khẩu tăng, nhưng sang năm 2012 lại có giảm mạnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự biến động của số lượng L/C xuất khẩu trả ngay và trả chậm qua các năm. Bên cạnh đó, giá trị mỗi món xuất khẩu tăng lên. Trong 3 năm qua, tổng doanh số L/C xuất khẩu trả ngay là 92.729.000 USD và tổng doanh số L/C xuất khẩu trả chậm là 7.061.000 USD.

Hình 2.7: Doanh số L/C xuất khẩu (2010 – 2012)

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2010 2011 2012 N g àn U S D Năm Trả ngay Trả chậm

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Bảng 2.7: So ánh tăng giảm của doanh số L/C xuất khẩu (2010 - 2012)

Đơn vị : ngàn USD

Chỉ tiêu 2010 so với 2009 2011 so với 2010 2012 so với 2011 ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % L/C xuất khẩu 1.605 3,2% 20.103 39% -21.189 -29,58% a. Trả ngay 1.316 2,9% 20.501 44% -20.930 -31,2%

b. Trả chậm 289 6,2% -398 8% -259 -5,7%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Năm 2009 đã đánh dấu cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ lan ra toàn cầu, không chỉ có những các nền kinh tế lớn gánh chịu những hậu quả nặng nề mà còn tác động mạnh đến các nền kinh tế nhỏ, trong đó có Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp khi mà nhu cầu nhập khẩu ở các thị trưởng lớn của Việt Nam giảm sút. Điều này đã ảnh hưởng mạnh đến giá trị L/C xuất khẩu. Tuy nhiên, sang năm 2010, tổng giá trị L/C xuất khẩu đã tăng trở lại. Tổng giá trị L/C xuất khẩu tăng 1.605.000 USD tương ứng tăng 3,2%, trong đó L/C trả ngay tăng 1.316.000 USD tương ứng với 2,9%, L/C trả chậm tăng 289.000 USD, tương ứng với 6,2%. Tình hình vẫn diễn biến theo hướng khả quan trong năm 2011 khi mà xu hướng tăng vẫn tiếp tục ở mức cao. Tổng giá trị L/C xuất khẩu tăng 20.103.000 USD tương ứng tăng 39%, trong đó L/C trả ngay tăng

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 35

USD do các doanh nghiệp xuất khẩu muốn tăng tính thanh khoản trong tình hình lãi suất ngân hàng tăng cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu là những dấu hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của nước ta: năm 2010 xuất khẩu đã chặn đứng được đà giảm sút và đạt mức tăng 24% so với 2009 và tăng 29,7% trong năm 2011. Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu là các biện pháp hợp lý trong hoạt động TTQT của Agribank ******: hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng xuất khẩu hàng hoá theo chính sách tài trợ XNK của chính phủ đề ra, có các ưu đãi trong thanh toán cho các khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, do đó đã làm tăng doanh số tăng L/C xuất khẩu. Doanh số xuất khẩu Cao su tăng trưởng trở lại theo sự tăng giá của Cao su. Ngoài ra, doanh số xuất khẩu các mặt hàng Gạo, Tiêu, Điều, Rau quả… cũng có bước tăng trở lại. Năm 2012, doanh số L/C xuất khẩu lại biến động giảm mạnh. Tổng doanh số L/C xuất khẩu giảm 21.189.000 USD (giảm 29,58%), L/C xuất khẩu trả ngay giảm 20.930.000 USD (giảm 31,21%), L/C xuất khẩu trả chậm giảm 259.000 USD (giảm 5,7%) so với năm 2011. Năm 2012, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hoạt động khá hiệu quả khi mà đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993. Việc xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm các mặt hàng gia công: Điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Tuy nhiên ở Agribank, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn thiếu một số mặt hàng chủ lực là dệt may và da giày. Trong năm này, doanh số xuất khẩu cao su giảm do các công ty cao su có chính sách thu hẹp hoạt động kinh doanh XNK và một số đơn vị chuyển một phần doanh số giao dịch qua các ngân hàng. Doanh số xuất khẩu thủy sản cũng có xu hướng giảm. Doanh số xuất khẩu tập trung vào một số ít khách hàng lớn nên dễ dẫn đến biến động mạnh về doanh số khi hoạt động của các đơn vị này gặp khó khăn.

2.2.4. Nghiệp vụ bảo lãnh nhận hàng/ký hậu vận đơn. 2.2.4.1 Quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT VIỆT NAM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)