Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức TDCT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT VIỆT NAM (Trang 34)

Thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được Agribank – Chi nhánh ****** quan tâm và dần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Phương thức thanh toán L/C nhập khẩu phục vụ khách hàng nhập khẩu gồm những mặt hàng chủ yếu vẫn là chất dẻo, hóa chất, nguyên liệu sắt thép các loại, thiết bị điện tử,… từ thị trường các nước như Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia…Với việc thẩm định kỹ lưỡng những khách hàng có nhu cầu mở L/C và sự hỗ trợ ăn khớp cùng với bộ phận tín dụng nên các bước thực hiện mở L/C ít gặp khó khăn, đây cũng là ưu điểm giúp Chi nhánh từng bước nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ trong lòng khách hàng. Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển hoạt động phát hành L/C nhập khẩu tại Agribank ****** thông qua số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Số lượng L/C nhập khẩu (2010 – 2012) Đơn vị tính: Món Năm Chỉ tiêu Số món 2010 Tỷ trọng Số món 2011 Tỷ trọng Số món 2012 Tỷ trọng L/C nhập khẩu 269 100% 397 100% 266 100% a. Trả ngay 230 85,5% 338 85,1% 235 88,3% b. Trả chậm 39 14,5% 59 14,9% 31 11,7%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Tỷ trọng số món L/C nhập khẩu trả ngay luôn lớn hơn (hơn 80%) so tỷ trọng số món L/C nhập khẩu trả chậm. Từ năm 2010 đến năm 2011, số lượng L/C nhập khẩu tang khá mạnh, từ 269 món lên 397 món, tăng 47,58%, trong đó số lượng L/C nhập khẩu trả ngay tăng 108 món, tương ứng với 46,95%, số lượng L/C nhập khẩu trả chậm tăng 20 món, tương ứng tăng 51,28%. Năm 2012 số lượng L/C nhập khẩu được thông báo tại Chi nhánh lại giảm mạnh so với năm 2011, giảm 131 món, tương ứng với

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 28

32,97%. Cụ thể, số lượng L/C nhập khẩu trả ngay giảm 103 món, giảm 30,47%, số lượng L/C nhập khẩu trả chậm giảm 28 món, giảm 47,46% so với năm 2011.

Bảng 2.3: Doanh số L/C nhập khẩu (2010 – 2012) Đơn vị: ngàn USD Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng L/C nhập khẩu 57.765 100% 89.904 100% 55.882 100% a. Trả ngay 52.118 91,8% 81.321 90,5% 51.437 92% b. Trả chậm 4.647 9,2% 8.583 9,5% 4.445 8%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Tuy tổng doanh số L/C nhập khẩu từ năm 2010 đến năm 2011 tăng trưởng mạnh, nhưng sang năm 2012 lại biến động giảm. Trong 3 năm qua, tổng doanh số L/C nhập khẩu trả ngay là 184.876.000 USD và tổng doanh số L/C nhập khẩu trả chậm là 17.675.000 USD. Sự biến động tổng doanh số L/C nhập khẩu trả ngay và trả chậm được biểu diễn qua đồ thị dưới đây.

Hình 2.5: Doanh số L/C nhập khẩu (2010 – 2012) 0 50,000 100,000 150,000 200,000 2010 2011 2012 Ng à n USD Năm Trả ngay Trả chậm

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Để so sánh tổng giá trị phát hành L/C nhập khẩu từ năm 2010 đến năm 2012, ta có bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.4: So sánh giá trị tăng giảm của L/C nhập khẩu (2010 – 2012)

Đơn vị : ngàn USD

Chỉ tiêu 2010 so với 2009 2011 so với 2010 2012 so với 2011 ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % L/C nhập khẩu -9.932 -14,9% 33.139 58,4% 34.022 37,8% a.Trả ngay -10.567 -15,5% 29.203 56,1% 29.884 36,7% b. Trả chậm -365 -7,3% 3.936 84,7% 4.138 48,2%

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 29

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy, doanh số L/C nhập khẩu năm 2010 so với năm 2009 giảm nhẹ. Cụ thể doanh số L/C nhập khẩu năm 2010 so hơn năm 2009 giảm 14,9%, trong đó L/C trả ngay giảm 15,5% và L/C trả chậm giảm 7,3%. Nếu như ở năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam, kim ngạch XNK giảm 15,1% so với năm 2008, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng mạnh do giá nguyên liệu đầu vào tăng, tỷ giá VNĐ so với ngoại tệ giảm mạnh… thì sang năm 2010, khi nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu phục hồi, hoạt động xuất nhập khẩu đã tăng trưởng trở lại nhưng doanh số L/C nhập khẩu vẫn không cải thiện so với năm 2009, cụ thể doanh số L/C nhập khẩu năm 2010 so với năm 2009 giảm 9.932.000, doanh số L/C trả ngay giảm 9.567.000 USD, L/C trả chậm giảm 365.000 USD. Nguyên nhân là do công ty XNK xăng dầu không còn giao dịch ở Chi nhánh, ngoài ra, các doanh nghiệp ở lĩnh vực sắt thép, phân bón có giao dịch với Agribank ****** lại thu hẹp sản xuất khiến cho doanh số nhập khẩu giảm. Bước qua năm 2011 tổng doanh số L/C nhập khẩu đã tăng trở lại, trong đó L/C trả ngay năm 2011 so với năm 2010 tăng 33.139.000 USD tương ứng tăng 58,4%, L/C trả chậm nhập khẩu tăng 3.936.000 USD, tương ứng tăng 56%. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết Agribank ****** đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân các khách hàng cũ như đa dạng hoá các loại hình L/C để tạo điều kiện cho khách hàng có thêm sự lựa chọn cách thanh toán phù hợp, biểu phí hấp dẫn hơn và thủ tục đơn giản hơn. Mặt khác, năm 2011, các doanh nghiệp có giao dịch với Agribank ****** có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị khá lớn nhằm mở rộng sản xuất do những yêu cầu về cạnh tranh trong tình hình mới đã tạo ra sức ép cho các doanh nghiệp buộc phải đổi mới dây chuyền, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh máy móc thiết bị thì các hợp đồng nhập khẩu khác cũng có giá trị khá lớn như phân bón, sắt thép, hóa chất… để đáp ứng cho nguồn nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, doanh số L/C nhập khẩu đã có bước tăng trưởng trở lại. Năm 2012, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong địa bàn nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn tiếp tục phục hồi tốt nhưng doanh số L/C nhập khẩu tại Agribank ****** lại chuyển hướng giảm mạnh. Tổng doanh số L/C nhập khẩu giảm 34.022.000 USD (giảm 37,8%), trong đó L/C nhập khẩu trả chậm giảm 29.884.000 USD (giảm 36,7%), L/C nhập khẩu trả chậm giảm 4.138.000 USD (giảm 48,2%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do chính sách khách

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 30

hàng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Agribank có nhiều biến đổi. Thực hiện theo chính sách hạn chế, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán nhập khẩu từ NHNo&PTNT Việt Nam, Ban giám đốc của Chi nhánh chủ trương hạn chế thanh toán hàng nhập khẩu và bán ngoại tệ thanh toán hàng nhập, tập trung bán ngoại tệ về Trung ương. Điều này kéo theo cơ chế tín dụng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu không thông thoáng, do đó không phát triển được khách hàng mới cũng như không giữ được khách hàng hiện tại. Bên cạnh đó doanh số thanh toán hàng nhập khẩu giảm sâu còn do giảm chủ yếu ở các mặt hàng có doanh số lớn như xăng dầu, sắt thép, phân bón.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT VIỆT NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)