Nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức TDCT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT VIỆT NAM (Trang 30)

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 24

(1) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký hợp đồng ngoại thương trong đó quy định phương thức thanh toán bằng L/C.

(2) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành (Agribank ******) mở L/C (3) Agribank ****** chuyển lên Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ phê duyệt (4) Sở Quản lý cho phép mở L/C

(5) Agribank ****** với tư cách là ngân hàng phát hành chuyển L/C cho ngân hàng thông báo ở nước ngoài thông qua mạng SWIFT

(6) NH thông báo ở nước ngoài chuyển tiếp thông báo L/C cho nhà xuất khẩu (7) Nhà xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng

(8) Người XK xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán (9) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Agribank ******

(10) Agribank ****** sau khi kiểm tra bộ chứng từ có hợp lệ hay không, chuyển tiền thanh toán (nếu là thanh toán ngay) hoặc thông báo chấp nhận thanh toán (nếu là L/C có kỳ hạn thanh toán chậm) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu theo chỉ thị thanh toán. Agribank yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán và giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết.

Với vai trò là Ngân hàng phát hành, Agribank ****** thực hiện các bước sau:  Tiếp nhận và kiểm tra hồ ơ

Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ yêu cầu ngân hàng mở L/C thì phải gửi đến Agribank ****** một bộ hồ sơ bao gồm:

 Thư yêu cầu phát hành thư tín dụng.

 Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng (nếu có).

 Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).

Đối với khách hàng giao dịch lần đầu, ngoài các chứng từ đã nêu trên phải xuất trình thêm các chứng từ sau đây:

 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp XNK (có công chứng).  Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có công chứng).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, thanh toán viên tiến hành kiểm tra hồ sơ mở L/C, kiểm tra nội dung thư yêu cầu mở L/C. Hồ sơ phải bảo đảm tính hợp lệ, chân

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 25

thực của các chứng từ mà khách hàng xuất trình; Việc thanh toán phải phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối và chính sách xuất nhập khẩu hiện hành của Nhà nước; Nội dung các tài liệu không được mâu thuẫn; Đơn xin mở L/C không được chứa đựng các yếu tố bất lợi cho khách hàng hoặc Agribank ******, nếu có thì phải khẩn trương thông báo lại cho khách hàng, yêu cầu sửa chữa.

Khi kiểm tra hồ sơ xong nếu thấy phù hợp thanh toán viên sẽ tiến hành xác định mức ký quỹ. Agribank ****** sẽ xem xét áp dụng miễn ký quỹ hoặc tỉ lệ ký quỹ tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng cũng như theo thỏa thuận riêng giữa Agribank ****** và khách hàng.

 Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng theo dõi trên tài khoản khách hàng để đề xuất mức ký quỹ, phụ trách phòng Tín dụng ký và trình lãnh đạo.

 Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng thì Giám đốc sẽ giao cho phòng Tín dụng hoặc phòng Kinh doanh ngoại hối dựa vào tình hình tài chính của khách hàng để đề xuất mức ký quỹ, sau đó trình lãnh đạo duyệt. Trường hợp này mức ký quỹ thường là 100%.

Sau khi xác định mức ký quỹ, khách hàng phải chuyển đủ số tiền vào tài khoản ký quỹ trước khi mở L/C. Trưởng phòng kế toán sẽ xác định số tiền ký quỹ và ký tên.

Tiếp theo thanh toán viên sẽ tiến hành kiểm tra nguồn vốn thanh toán L/C:

 Nếu khách hàng đề nghị thanh toán L/C hoàn toàn bằng vốn tự có với mức ký quỹ thấp hơn 100% trị giá L/C, cán bộ tín dụng hoặc thanh toán viên sẽ xem xét và đề xuất với lãnh đạo (trong trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng). Sau đó phụ trách phòng Tín dụng hoặc phòng Kinh doanh ngoại hối ký và trình duyệt lãnh đạo trên cơ sở các điều kiện cụ thể.

 Nếu khách hàng đề nghị vay vốn ngân hàng để thanh toán L/C số tiền còn lại sau khi ký quỹ bằng vốn tự có:

 Phòng Tín dụng sẽ xét duyệt mức cho vay theo chế độ tín dụng hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam.

 Trong hồ sơ thanh toán bằng vốn tín dụng phải có đơn xin vay, khế ước nhận nợ. Khách hàng mở L/C là người ký đơn xin vay, giấy nhận nợ để thanh toán L/C đó.

 Mở và phát hành L/C

Khi hồ sơ của khách hàng đã đủ các điều kiện, thanh toán viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên máy vi tính bằng phần mềm IPCAS

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 26

(Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng) theo điện MT700 trên cơ sở đơn xin mở thư tín dụng. Sau khi hoàn thiện việc nhập lại dữ liệu, tập tin được kiểm soát lại và được tính ký hiệu mật và chuyển về Sở Quản lý kinh doanh Vốn và Ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam để kiểm tra và chuyển ra Ngân hàng nước ngoài.

 Tu chỉnh L/C

Khi có nhu cầu tu chỉnh L/C đã phát hành, khách hàng phải lập giấy yêu cầu tu chỉnh gửi Chi nhánh. Chi nhánh tiến hành nhập dữ liệu tu chỉnh trên MT707 và chuyển về Sở Quản lý theo như quy trình mở và phát hành L/C. Các tra soát với Ngân hàng nước ngoài được nhập và chuyển tiếp về Sở Quản lý bằng điện MTn99.

Các giấy tờ cần xuất trình khi khách hàng có nhu cầu tu chỉnh L/C :  Yêu cầu sửa đổi L/C: 01 bản chính (theo mẫu của Ngân hàng).

 Văn bản yêu cầu sửa đổi L/C của người xuất khẩu/người cung cấp hàng hoá: 01 bản sao (có sao y bản chính của đơn vị).

 Hợp đồng mua ngoại tệ: 02 bản chính (theo mẫu của Ngân hàng) để ký quỹ bằng ngoại tệ phần tăng thêm từ tài khoản tiền gửi của khách hàng (Nếu sửa đổi tăng tiền).

 Nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ, thanh toán/chấp nhận thanh toán

Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán theo chỉ dẫn của L/C thông qua ngân hàng người bán. Agribank ****** có trách nhiệm kiểm tra, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, giao chứng từ theo quy định. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được chứng từ, Chi nhánh phải hoàn tất việc kiểm tra chứng từ và thông báo cho khách hàng.

 Nếu phù hợp, thanh toán viên kiểm tra nguồn tiền thanh toán L/C đồng thời thông báo ngay cho khách hàng và gửi phòng Tín dụng (nếu thanh toán bằng vốn tín dụng) về việc ngân hàng nước ngoài đòi tiền để cho vay, hạch toán ngày nhận nợ. Thanh toán viên trả tiền bằng điện SWIFT rồi trích ký quỹ, thu phí, hạch toán xuất ngoại bảng số tiền thanh toán, rút số dư trên bìa hồ sơ L/C. Thanh toán viên chuyển toàn bộ điện trả tiền, các chứng từ liên quan và hồ sơ L/C trình trưởng phòng ký duyệt. Đối với L/C trả ngay, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được chứng từ, thanh toán viên lập điện MT202 để để thông báo đã thanh toán theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của Ngân hàng thông báo. Đối với L/C trả chậm, thanh toán viên lập điện MT799 thông

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 27

báo chấp nhận thanh toán. Nếu thanh toán qua ngân hàng trung gian trong trường hợp Agribank không có quan hệ đại lý với Ngân hàng thông báo thì kèm theo điện MT999.

 Nếu điện báo không phù hợp, thanh toán viên phải gửi thông báo chứng từ không phù hợp cho khách hàng kèm một bản sao điện của ngân hàng nước ngoài, yêu cầu khách hàng trong vòng 3 ngày làm việc phải có ý kiến bằng văn bản để Agribank ****** trả lời ngân hàng nước ngoài. Nếu khách hàng chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán thì ngân hàng tiến hành thanh toán. Nếu khách hàng không chấp nhận sai sót, ngân hàng sẽ lập điện MT734 thông báo bất hợp lệ và từ chối thanh toán, gửi ngân hàng nước ngoài.

2.2.2.2. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức TDCT

Thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được Agribank – Chi nhánh ****** quan tâm và dần hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Phương thức thanh toán L/C nhập khẩu phục vụ khách hàng nhập khẩu gồm những mặt hàng chủ yếu vẫn là chất dẻo, hóa chất, nguyên liệu sắt thép các loại, thiết bị điện tử,… từ thị trường các nước như Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia…Với việc thẩm định kỹ lưỡng những khách hàng có nhu cầu mở L/C và sự hỗ trợ ăn khớp cùng với bộ phận tín dụng nên các bước thực hiện mở L/C ít gặp khó khăn, đây cũng là ưu điểm giúp Chi nhánh từng bước nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ trong lòng khách hàng. Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển hoạt động phát hành L/C nhập khẩu tại Agribank ****** thông qua số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Số lượng L/C nhập khẩu (2010 – 2012) Đơn vị tính: Món Năm Chỉ tiêu Số món 2010 Tỷ trọng Số món 2011 Tỷ trọng Số món 2012 Tỷ trọng L/C nhập khẩu 269 100% 397 100% 266 100% a. Trả ngay 230 85,5% 338 85,1% 235 88,3% b. Trả chậm 39 14,5% 59 14,9% 31 11,7%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Tỷ trọng số món L/C nhập khẩu trả ngay luôn lớn hơn (hơn 80%) so tỷ trọng số món L/C nhập khẩu trả chậm. Từ năm 2010 đến năm 2011, số lượng L/C nhập khẩu tang khá mạnh, từ 269 món lên 397 món, tăng 47,58%, trong đó số lượng L/C nhập khẩu trả ngay tăng 108 món, tương ứng với 46,95%, số lượng L/C nhập khẩu trả chậm tăng 20 món, tương ứng tăng 51,28%. Năm 2012 số lượng L/C nhập khẩu được thông báo tại Chi nhánh lại giảm mạnh so với năm 2011, giảm 131 món, tương ứng với

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 28

32,97%. Cụ thể, số lượng L/C nhập khẩu trả ngay giảm 103 món, giảm 30,47%, số lượng L/C nhập khẩu trả chậm giảm 28 món, giảm 47,46% so với năm 2011.

Bảng 2.3: Doanh số L/C nhập khẩu (2010 – 2012) Đơn vị: ngàn USD Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng L/C nhập khẩu 57.765 100% 89.904 100% 55.882 100% a. Trả ngay 52.118 91,8% 81.321 90,5% 51.437 92% b. Trả chậm 4.647 9,2% 8.583 9,5% 4.445 8%

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Tuy tổng doanh số L/C nhập khẩu từ năm 2010 đến năm 2011 tăng trưởng mạnh, nhưng sang năm 2012 lại biến động giảm. Trong 3 năm qua, tổng doanh số L/C nhập khẩu trả ngay là 184.876.000 USD và tổng doanh số L/C nhập khẩu trả chậm là 17.675.000 USD. Sự biến động tổng doanh số L/C nhập khẩu trả ngay và trả chậm được biểu diễn qua đồ thị dưới đây.

Hình 2.5: Doanh số L/C nhập khẩu (2010 – 2012) 0 50,000 100,000 150,000 200,000 2010 2011 2012 Ng à n USD Năm Trả ngay Trả chậm

(Nguồn: Phòng Kinh doanh ngoại hối - Agribank – Chi nhánh ******)

Để so sánh tổng giá trị phát hành L/C nhập khẩu từ năm 2010 đến năm 2012, ta có bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.4: So sánh giá trị tăng giảm của L/C nhập khẩu (2010 – 2012)

Đơn vị : ngàn USD

Chỉ tiêu 2010 so với 2009 2011 so với 2010 2012 so với 2011 ± số tiền ± % ± số tiền ± % ± số tiền ± % L/C nhập khẩu -9.932 -14,9% 33.139 58,4% 34.022 37,8% a.Trả ngay -10.567 -15,5% 29.203 56,1% 29.884 36,7% b. Trả chậm -365 -7,3% 3.936 84,7% 4.138 48,2%

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 29

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy, doanh số L/C nhập khẩu năm 2010 so với năm 2009 giảm nhẹ. Cụ thể doanh số L/C nhập khẩu năm 2010 so hơn năm 2009 giảm 14,9%, trong đó L/C trả ngay giảm 15,5% và L/C trả chậm giảm 7,3%. Nếu như ở năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam, kim ngạch XNK giảm 15,1% so với năm 2008, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng mạnh do giá nguyên liệu đầu vào tăng, tỷ giá VNĐ so với ngoại tệ giảm mạnh… thì sang năm 2010, khi nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu phục hồi, hoạt động xuất nhập khẩu đã tăng trưởng trở lại nhưng doanh số L/C nhập khẩu vẫn không cải thiện so với năm 2009, cụ thể doanh số L/C nhập khẩu năm 2010 so với năm 2009 giảm 9.932.000, doanh số L/C trả ngay giảm 9.567.000 USD, L/C trả chậm giảm 365.000 USD. Nguyên nhân là do công ty XNK xăng dầu không còn giao dịch ở Chi nhánh, ngoài ra, các doanh nghiệp ở lĩnh vực sắt thép, phân bón có giao dịch với Agribank ****** lại thu hẹp sản xuất khiến cho doanh số nhập khẩu giảm. Bước qua năm 2011 tổng doanh số L/C nhập khẩu đã tăng trở lại, trong đó L/C trả ngay năm 2011 so với năm 2010 tăng 33.139.000 USD tương ứng tăng 58,4%, L/C trả chậm nhập khẩu tăng 3.936.000 USD, tương ứng tăng 56%. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết Agribank ****** đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân các khách hàng cũ như đa dạng hoá các loại hình L/C để tạo điều kiện cho khách hàng có thêm sự lựa chọn cách thanh toán phù hợp, biểu phí hấp dẫn hơn và thủ tục đơn giản hơn. Mặt khác, năm 2011, các doanh nghiệp có giao dịch với Agribank ****** có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị khá lớn nhằm mở rộng sản xuất do những yêu cầu về cạnh tranh trong tình hình mới đã tạo ra sức ép cho các doanh nghiệp buộc phải đổi mới dây chuyền, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh máy móc thiết bị thì các hợp đồng nhập khẩu khác cũng có giá trị khá lớn như phân bón, sắt thép, hóa chất… để đáp ứng cho nguồn nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, doanh số L/C nhập khẩu đã có bước tăng trưởng trở lại. Năm 2012, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong địa bàn nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn tiếp tục phục hồi tốt nhưng doanh số L/C nhập khẩu tại Agribank ****** lại chuyển hướng giảm mạnh. Tổng doanh số L/C nhập khẩu giảm 34.022.000 USD (giảm 37,8%), trong đó L/C nhập khẩu trả chậm giảm 29.884.000 USD (giảm 36,7%), L/C nhập khẩu trả chậm giảm 4.138.000 USD (giảm 48,2%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do chính sách khách

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Agribank **** 30

hàng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Agribank có nhiều biến đổi. Thực hiện theo chính sách hạn chế, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán nhập khẩu từ NHNo&PTNT Việt Nam, Ban giám đốc của Chi nhánh chủ trương hạn chế thanh toán hàng nhập khẩu và bán ngoại tệ thanh toán hàng nhập, tập trung bán ngoại tệ về Trung ương. Điều này kéo theo cơ chế tín dụng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu không thông thoáng, do đó không phát triển được khách hàng mới cũng như không giữ được khách hàng hiện tại. Bên cạnh đó doanh số thanh toán hàng nhập khẩu giảm sâu còn do giảm chủ yếu ở các mặt hàng có doanh số lớn như xăng dầu, sắt thép, phân bón.

2.2.3. Nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu khẩu bằng phương thức TDCT 2.2.3.1. Quy trình nghiệp vụ 2.2.3.1. Quy trình nghiệp vụ

(1) Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng theo quy định trong L/C (2) Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT VIỆT NAM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)