7. Cấu trúc của đề tài
3.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030
Theo định hướng phát triển du lịch trong quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã phân chia tỉnh ra làm 5 vùng du lịch: vùng du lịch Hạ Long, vùng du lịch biên giới, vùng du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô và khu du lịch Cô Tô. Mỗi một vùng du lịch lại ứng với những sản phẩm du lịch đặc trưng, phù hợp với điều kiện của từng vùng và đem lại hiệu quả cao.
* Vùng du lịch Hạ Long
“Không gian chung của vùng gồm có thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ” [33]. Tùy vào điều kiện tự nhiên cũng như là những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh mà lại có những hướng du lịch, sản phẩm du lịch khác nhau nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tốt. Đây là vùng có Di sản Thế giới được UNESCO công nhận 2 lần vào năm 1994 về giá trị cảnh quan và năm 2000 về giá trị đại chất, địa mạo.
Với đặc điểm được thiên nhiên ưu đãi như vậy, việc phát triển du lịch tham quan biển - đảo, nghĩ dưỡng, tắm biển vui chơi giải trí trên vịnh là một loại hình sản phẩm du lịch không thể thiếu. Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu và khu vực Hòn Gai - Cọc 8 đã và đang được đầu tư phát triển mạnh với một loại các loại dịch vụ kèm theo như các nhà hàng, khách sạn, cho thuê phao và tráng nước ngọt,... đều hấp dẫn du khách.
Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh trong vùng với các điểm du lịch chính là Núi Bài Thơ, đền Cửa Ông, chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, đồi Đặng Bá Hát, bảo tàng tỉnh, thư viện tỉnh, cung văn hóa Việt - Nhật, nhà thờ Hòn Gai, tại Hoành Bồ với khu văn hóa người Dao,...
Du lịch thương mại, mua sắm đang này càng phát triển và thu hút không những người dân trong tỉnh mà còn cả các du lịch l
trung tâm thương mại được xây dựng và hoạt động trong những năm mới đây như Big C, Vincom Center Hạ Long, Marina Plaza, bến du thuyền Tuần Châu,...
Du lịch sinh thái tại các làng chài trên vịnh Hạ Long, rừng hồ Yên Lập, núi Chùa Lôi, rừng núi Đồng Sơn - Kì Thượng. Tại các làng chài trên vịnh, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những sản phẩm khá độc đáo cho riêng mình như: các tour du lịch tham quan hang động và nghỉ đêm trên vịnh; tour tham quan các làng chài trên vịnh được khách nước ngoài yêu thích. Tour du lịch này giúp du khách có thêm những trải nghiệm, khám phá hết sức thú vị về cuộc sống của người dân làng chài trên biển.
Ngoài ra, ở vùng này còn có rất nhiều các loại hình du lịch khác như du lịch MICE tại Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu; du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả); du lịch mạo hiểm, nghiên cứu trên vịnh Hạ Long; du lịch tổng hợp, lễ hội truyền thống; du lịch phi truyền thống (trình diễn thời trang quốc tế tại Tuần Châu).
* Vùng du lịch biên giới
“Không gian chung gồm có thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà, huyện Bình Liêu, kết nối với huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ” [33].
Du lịch biển, nghỉ dưỡng, ẩm thực tại Trà Cổ, đảo Vĩnh Thực (thành phố Móng Cái), đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Đá Dựng (huyện Đầm Hà).
Du lịch biên giới - thương mại, mua sắm tại 3 cửa khẩu Móng Cái (thành phố Móng Cái), Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) và Hoành Mô (Huyện Bình Liêu). Trong đó, cửa khẩu Móng Cái là cửa khẩu quốc tế hàng năm thu hút rất nhiều thương gia đến mua bán cũng như khách du lịch đến thăm quan.
Phát triển loại hình du lịch MICE tại thành phố Móng Cái.
Du lịch sinh thái tại hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, hồ Phềnh Hồ, hồ Mán Thí (Thành phố Móng Cái), hồ - núi Chúc Bài Sơn, đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), thác Khe Vằn, Bãi đá thần, núi Cao Ba Lanh (huyện Bình Liêu), Thác Trúc - Khe Lạnh, Đèo Ngang, Thảo Nguyên Khe Lầy, Khe Xoong, du lịch đến các trang trại trồng cây Ba Kích, Trà hoa vàng,... (huyện Ba Chẽ), hệ sinh thái rừng ngập mặn, thác Pạc Sủi, hồ Khe Táu, trạm dừng chân du lịch (huyện Tiên Yên).
Tại các đền, chùa, nhà thờ ở thành phố Móng Cái, Trà cổ là nơi phát triển du lịch văn hóa - tâm linh.
* Vùng du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh
“Không gian chung gồm có thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên và huyện Đông Triều” [33].
Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, sinh thái tại quần thể di tích danh thắng Yên Tử, chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí), khu Di tích lịch sử Nhà Trần (huyện Đông Triều) và khu di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên) là sản phẩm du lịch đặc trưng của khu vực. Đồng thời, tại khu vực hình du lịch khác nhằm mở rộng tính đa dạng các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái; du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và thể thao; du lịch tham quan, nghiên cứu các làng nghề gốm, sứ, thủ công mỹ nghệ cổ truyền; du lịch biển, nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi giải trí.
* Vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô
“Không gian chính gồm có huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Ngoài ra còn có thêm không gian thành phố Cẩm Phả” [33]. Đây là khu vực từ xa xưa đã có lịch sử phát triển kinh tế của cả nước với cái tên quen thuộc “thương cảng Vân Đồn”. Cho đến ngày nay, sau khi đã thấy được những tiềm năng phát triển thì đảng và nhà nước đang tiến hành những dự án biến Vân Đồn thành một đặc khu kinh tế. Để định hướng phát triển du lịch, ở đây có các loại hình sản phẩm du lịch khá đa dạng. Du lịch biển đảo cao cấp có casino. Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, ẩm thực, tắm biển vui chơi giải trí trên vịnh Bái Tử Long. Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh tại Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu, định Quan Lạn (huyện Vân Đồn). Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, trên các đảo đất của huyện Vân Đồn, vịnh Bái Tử Long và Cô Tô. Du lịch MICE tại Vân Đồn.
* Khu du lịch Cô Tô
“Giới hạn trong một không gian nhỏ hơn so với vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô” [33]. Do đây cũng gần như là một phần nhỏ của vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô nên các sản phẩm du lịch của khu du lịch này cũng không khác so với vùng kia. Cũng bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng, ẩm thực, tắm biển, vui chơi giải trí cao cấp, sinh thái, trải nghiệm, văn hóa - lịch sử - tâm linh và truyền thống.