Về công tác quản lí và quy hoạch của nhà nước

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 94)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.3. Về công tác quản lí và quy hoạch của nhà nước

Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lí, song việc tổ chức quản lí du lịch vẫn còn gặp không ít khó khăn do một thời gian việc phát triển du lịch không có những kế hoạch một cách hợp lí, xây cất nhà nghỉ, khách sạn tùy tiện, cảnh quan, vệ sinh môi trường du lịch ít được quan tâm, hoạt động kinh doanh du lịch không được quản lí chặt chẽ. Công tác quản lí nhà nước về du lịch không cần được quan tâm tập trung vào việc lập và thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, huy động vốn, ban hành các chế độ quy định quản lí du lịch kịp thời, có hiệu quả, tôn tạo và giữ gìn tài nguyên, chính sách đầu tư, liên doanh, liên kết quốc tế và môi trường du lịch, an ninh quốc phòng, an toàn cho khách du lịch.

Để đổi mới tổ chức quản lí trong tình hình mới, nhất thiết bộ máy quản lí nhà nước trong lĩnh vực du lịch cần phải tổ chức gọn, nhẹ, năng động có hiệu lực cao theo cơ cấu ngành dọc và theo lãnh thổ.

Bộ máy quản lí nhà nước về du lịch phải được thực hiện tốt các chức năng để cho lãnh đạo các cấp hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển du lịch, phải là người phối hợp với các ngành các cấp triển khai các hoạt động du lịch hiệu quả, phải thường xuyên tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của du lịch và trách nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.

3.2.4. Xây dựng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bảo tồn các khu di tích văn hoá và có những biện pháp bảo vệ môi trường du lịch

Tăng cường mối quan hệ phối hợp và hợp tác giữa các ngành để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn mà bản thân ngành du lịch Quảng Ninh chưa thể một mình giải quyết được. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển du lịch, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng du lịch và tôn tạo di tích văn hóa lịch sử truyền thống. Phát triển cả du lịch văn hóa và du lịch sinh thái theo định hướng chung của ngành du lịch, trong đó chú trọng đến các loại hình du lịch văn hóa hướng về cội nguồn và du lịch sinh thái biển đảo. Phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế của tỉnh Quảng Ninh với cả nước; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; trở thành “đầu tàu” lôi kéo nhiều ngành kinh tế khác phát triển.

Cùng với các cấp các ngành đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường du lịch. Trước mắt cần có kế hoạch nhanh chóng di chuyển các công trình và doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực trung tâm các thành phố, thị xã như Hạ Long, Uông Bí. Đầu tư cải tạo và xây dựng các công trình xử lí chất thải cho tất cả các doanh nghiệp công nghiệp, bệnh viện, các khu dân cư trọng điểm trong thành phố.

Sớm nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể về môi trường như chính sách thuế môi trường, các quy định xử phạt, bồi thường… đối với trường hợp làm giảm sút tài nguyên và ô nhiểm môi trường biển, ven biển và các hải đảo. Ban hành các quy định chặt chẽ bảo vệ môi trường biển đối với tàu thuyền nước ngoài ra vào hoạt động trên biển.

Nghiên cứu thiết lập một hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và ven biển với các kiểu loại phù hợp nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đặc thù và đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo. Chú trọng công tác phòng chống xói lở bờ biển nhất là các đoạn biển xung yếu, đảm bảo các công trình kinh tế, quốc phòng, cũng như cho sản xuất và đời sống của cư dân ven biển.

Đẩy mạnh và phát triển rộng rãi phong trào giáo dục môi trường trong toàn thể nhân dân, kể cả thành thị và nông thôn. Các cấp chính quyền cần quan tâm tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan doanh nghiệp cùng toàn thể nhân dân có nhận thức đúng đắn về môi trường biển, khuyến khích các doanh nghiệp đóng thuế và mua bảo hiểm môi trường nhằm nâng cao chất lượng môi trường, phát triển du lịch hướng tới sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)